Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Để tránh sốc nhiệt khi trời nắng nóng

Thứ Tư 08/07/2020 | 10:13 GMT+7

VHO- Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt gia tăng và có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới ở Bắc Bộ, Trung du, gây nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn.

 Chị Chìu Thị M được điều trị ổn định tại Bệnh viện Bạch Mai Ảnh: HOÀNG ĐÀO

 Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần giữ sức khỏe, đặc biệt những người làm việc kéo dài dưới trời nắng.

Sẽ để lại di chứng nếu bị sốc nhiệt

Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt gia tăng cókhả năng kéo dài trong nhiều ngày tới, kết hợp với độẩm trong không khí giảm thấp và giótây nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh, nên cónhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn cóthể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Thực tế, vừa qua đã có người bán hàng rong bị đột tử trên đường vì thời gian ở ngoài trời quá dài, Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu nhiều trường hợp bị say nắng, sốc nhiệt trong những ngày cao điểm nắng nóng gần đây. Điển hình là chị Chìu Thị M (49 tuổi, dân tộc Dao ở Quảng Ninh) bị sốc nhiệt, phải theo dõi ngộ độc khói khi đi đốt nương làm rẫy. Theo lời kể của người nhà, chị M bắt đầu đốt nương và phát cây từ lúc 7 giờ sáng vào ngày nắng và nóng và được phát hiện bất tỉnh ở nương lúc 1 giờ chiều cùng ngày và đưa chị vào viện cấp cứu. Sau 3 ngày điều trịtích cực tại Bệnh viện Bãi Cháy, chị đã tỉnh trở lại nhưng cótổn thương gan nặng, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Còn tại Khoa Cấp cứu A9 cũng đã tiếp nhận và điều trị cho một số bệnh nhân liên quan trực tiếp đến thời tiết nắng nóng như say nắng, sốc nhiệt… PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa cho biết: Mới đây, một bệnh nhân nam, trên 40 tuổi đang làm việc trên cánh đồng thì rơi vào tình trạng mệt lả, sốt cao, đau đầu, buồn nôn, choáng váng. Bệnh nhân được đưa đến Khoa Cấp cứu A9 trong tình trạng hôn mê, không tiếp xúc được, sốt trên 41 độ, mất nước nghiêm trọng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiệt do làm việc dưới nhiệt độ cao trong thời gian dài. Kết quả chụp phim CT cho thấy, bệnh nhân có tổn thương phù não và các đánh giá xét nghiệm cho thấy rất nhiều rối loạn trong cơ thể. Với nỗ lực của các y bác sĩ và gia đình, bệnh nhân đã được cứu sống, nhưng sẽ không tránh khỏi các di chứng về ý thức và vận động.

Nghỉ và bổ sung nước khi làm việc dưới trời nắng nóng

Bác sĩ Chi cho biết, cơ thể chúng ta có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độcơ thể ở mức cân bằng, quanh 37 độC. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta vừa sinh ra nhiệt trong quátrình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường nên nguy cơ tăng thân nhiệt là rất cao. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, các bộ phận thực hiện cơ chế để điều tiết để giữ thân nhiệt như thở nhanh, dãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt trong cơ thể... Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả, nó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận và đặc biệt là bị rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.

Trưởng khoa A9 lưu ý các nhóm đối tượng dễ bịảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng là nông dân làm việc trên cánh đồng, công nhân lò cao, công nhân xây dựng, người đi xe đạp, xe máy trên đường trong thời gian dài… Thứ hai là nhóm có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, bệnh lý hô hấp mạn tính, nhóm thứ 3 là các cháu nhỏ chưa cóý thức vềthời tiết nên các cháu mải vui chơi, hoạt động kéo dài trong thời tiết nắng nóng sẽ cónguy cơ bịsốc nhiệt, say nắng. Nhóm thứ 4 là người già, sức chịu đựng kém, phản xạ khát kém nên dễ bịthiếu nước...

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân sốc nhiệt có các biểu hiện ban đầu như mặt đỏ bừng, da khô nóng, mệt lả, nôn mửa, đau đầu... Khi đó, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân, nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cốgắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, đồng thời gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tếgần nhất. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu phải ở lâu ở ngoài trời, thì người dân cốgắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là lúc cường độnắng nóng cao nhất. Mỗi người phải trang bịbiện pháp bảo vệ cơ thể như mũ, nón, quần áo chống nắng, cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 - 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể, trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng. 

T.LAM

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top