Ai nỡ ép duyên...

Ai nỡ ép duyên...

VHO- “Ai nỡ ép duyên” nhằm “phản biện” lại thói tục thời xưa cha mẹ ép con cái lấy chồng lấy vợ không phù hợp với mình, chỉ vì cân đo địa vị giàu nghèo, sang hèn, môn đăng hộ đối. Ngày nay thì sự ép duyên hầu như không còn, nhưng câu tục ngữ lại gợi tôi nhớ đến vấn đề khác: Kiến trúc.
Tự nhiên... Nhớ rừng

Tự nhiên... Nhớ rừng

VHO- Nhà thơ Thế Lữ có bài Nhớ rừng, thác tâm sự của một chú hổ bị nhốt trong vườn bách thú: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài xem ngày tháng dần qua/ Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ/ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm… Tác giả khéo chọn không phải chim lồng cá chậu mà hổ sa cơ để thể hiện đến kỳ cùng nỗi uất ức, sự mất tự do cũng như khí phách oai hùng. Người Kinh tôn hổ là Chúa sơn lâm, tôn kính gọi là Ông Cọp, người thiểu số gọi là Bok Cọp.
Thông điệp của Thủ tướng về văn hóa

Thông điệp của Thủ tướng về văn hóa

VHO -  Trong những năm vừa qua, phát triển văn hóa nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đây thực sự là một cơ hội rất lớn để ngành Văn hóa bứt phá, đóng vai trò trung tâm trong việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Điều này một lần nữa được khẳng định trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Một cách phản ứng hợp lý, hợp tình

Một cách phản ứng hợp lý, hợp tình

VHO - Sáng tạo nghệ thuật dựa trên chất liệu lịch sử luôn là chủ đề nhạy cảm và gây tranh cãi, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tôi nhớ, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã từng tổ chức một hội thảo và sau đó in thành sách năm 2013 về Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử để cho thấy rằng đây là một chủ đề rất quan trọng và không phải lúc nào chúng ta cũng thống nhất với nhau.
Nghĩ về chuyện định danh

Nghĩ về chuyện định danh

VHO- Có người bạn hỏi tôi: “Ở quê ông có Đảo Ngọc, giống như người ta thường gọi đảo Phú Quốc, ông biết ở đâu không?”. Tôi ngớ người, nhưng hóa ra thật, đúng là có tình trạng đặt địa danh tùy tiện, một hiện tượng đáng phải lưu tâm. “Đảo Ngọc” mà ai đó tự ý đặt ra để chỉ một làng nằm giữa sông Trà Khúc, vốn có tên Ân Phú. Làng là dải đất bồi pha giữa sông, người dân đến định cư từ lâu đời. Mùa nắng làng trồng dưa, ca dao có câu chòng ghẹo: Ham chi ba trái dưa đèo/ Đường về Ân Phú cheo leo một mình. Về mùa lũ, Ân Phú trở thành ốc đảo biệt lập giữa dòng nước sông Trà Khúc hung hãn.
“Trí thức một nửa”

“Trí thức một nửa”

VHO- Ngay từ thời kỳ đầu vận động đấu tranh cách mạng, Bác Hồ đã nêu rõ quan điểm: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc… trí thức ái quốc sẽ cùng toàn thể đồng bào kiến thiết một nước Việt Nam mới, thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do hạnh phúc...” (Hồ Chí Minh toàn tập). Nhưng Người còn nói rõ: Nếu có bằng cấp, kiến thức mà không mang ra phục vụ lợi ích của nhân dân thì đó chỉ là “trí thức một nửa”. Thực chất đó là sự kế thừa và phát triển quan niệm của tiền nhân “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Tức là trí thức phải có cả đức và tài mới thực sự trở thành “nguyên khí”, mới giúp được đất nước giữ vững nền độc lập và phát triển.
Giải cứu của giải cứu

Giải cứu của giải cứu

VHO- Xưa có chuyện Đến chết vẫn hà tiện kể về anh kia chỉ chăm chăm tích cóp làm giàu. Một hôm anh ta giắt quan tiền vào lưng, cùng đày tớ ra tỉnh chơi. Trên tỉnh có nhiều món hàng đẹp, anh thích lắm nhưng tiếc tiền không dám mua; đi đường khát nước cũng không dám vào quán uống. Lúc đi đò qua sông, khát quá anh ta bèn cúi người vốc nước, chẳng may lộn cổ xuống sông. Đày tớ sợ quá bèn kêu cứu: “Ai vớt được sẽ trả một quan tiền”. Anh hà tiện đang ngoi ngóp vẫn cố rướn cổ lên: “Một quan đắt quá, năm tiền thôi…”, chưa kịp nói xong đã chìm nghỉm.
Minh bạch các khoản thu đầu năm của nhà trường

Minh bạch các khoản thu đầu năm của nhà trường

VHO- Bước vào năm học mới, nỗi lo lạm thu của nhà trường không khỏi làm phụ huynh học sinh lo lắng. Bởi những năm trước đây, tình trạng lạm thu tại nhiều trường xảy ra khá phổ biến, có nơi đã trở thành điểm “nóng” làm phụ huynh học sinh bức xúc, phản ứng. Liên tiếp các cuộc thanh tra, kiểm tra tình trạng lạm thu tại các trường được thực hiện; nhiều hiệu trưởng bị đình chỉ công tác, có trường hợp bị xử lý kỷ luật, cách chức và khởi tố…vì liên quan đến tình trạng lạm thu.
Lan tỏa văn hóa Việt Nam, khẳng định vị thế của đất nước

Lan tỏa văn hóa Việt Nam, khẳng định vị thế của đất nước

VHO - Ngày Quốc khánh 2.9 là một dịp quan trọng để chúng ta ghi nhớ quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do và hạnh phúc cho đất nước. Trên nền tảng văn hóa Việt Nam, chúng ta có thể nhìn thấy sự lan toả và ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa trong các lĩnh vực khác nhau để làm nên những thắng lợi vẻ vang này.
“Chữa” bệnh lười biếng

“Chữa” bệnh lười biếng

VHO- Gần đây một số cán bộ lãnh đạo cấp cao đã nói về hiện tượng có một số cán bộ không dám nghĩ, dám làm, sống co thủ an phận, sợ trách nhiệm. Và dư luận cho rằng có đến khoảng 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Đó là “một bộ phận không nhỏ”, gây lãng phí lớn cho quỹ lương của nhà nước, cản trở các hoạt động của các thành phần kinh tế và gây thêm khó khăn cho nhân dân khi phải tiếp cận các thủ tục hành chính. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ nhiều hướng nên cần có cái nhìn cụ thể, khách quan, toàn diện và đa chiều.
Khuôn mẫu văn hóa truyền thống

Khuôn mẫu văn hóa truyền thống

VHO- Việt Nam đã mở cửa, hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa và đã xác định chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tức là vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới vừa giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, sự du nhập lối sống từ bên ngoài đã mang theo cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Bài viết này chỉ bàn về một khía cạnh cụ thể là “khuôn mẫu” truyền thống về giới tính cần được mở rộng hay thay thế để thích ứng với sự thay đổi của đời sống xã hội ngày nay?
Sao kiểu gì cũng gọi là tặc?

Sao kiểu gì cũng gọi là tặc?

VHO- Xúc cát trộm trên sông thì gọi là “cát tặc”. Đào đãi vàng trái phép thì gọi là “vàng tặc”. Cách gọi ấy đã hình thành trong thời gian khá dài, phổ biến trên phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng liệu định danh như vậy có chuẩn xác, đúng với tinh thần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Giật mình... về sự hoành tráng

Giật mình... về sự hoành tráng

VHO- Có dịp đi đây đó, bên cạnh chứng kiến sự thay đổi khởi sắc của các làng quê và phố thị, người ta không khỏi giật mình vì thấy nhiều “thành phố âm ty” mà trước nay chưa từng thấy, và không thể nói đó là điều mừng mà để lại nhiều băn khoăn, suy nghĩ.
80 năm Nhật ký trong tù (1943-2023): Sáng ngời cốt cách văn hóa của người chiến sĩ cộng sản

80 năm Nhật ký trong tù (1943-2023): Sáng ngời cốt cách văn hóa của người chiến sĩ cộng sản

VHO-  Tại Hội thảo khoa học 80 năm Nhật ký trong tù: Những giá trị bền vững, sức lan tỏa sâu rộng do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) Trung ương tổ chức mới đây tại Hà Nội, các đại biểu đều nhận định tác phẩm Nhật ký trong tù không chỉ có ý nghĩa văn chương sâu sắc mà là tài sản vô giá trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc

Bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc

VHO- Hiện cả nước có hơn 7.000 lễ hội truyền thống, vì vậy, việc xây dựng môi trường văn hóa cho lễ hội truyền thống có tầm quan trọng rất lớn, không chỉ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn đóng góp tích cực vào phát triển xã hội, tạo cơ hội giao lưu văn hóa và thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
Cái nết đánh chết cái đẹp

Cái nết đánh chết cái đẹp

VHO- Từ những câu chuyện về cuộc thi hoa hậu vừa qua còn đang tràn ngập trên mạng xã hội, nhiều người nhớ đến câu nói của người xưa “cái nết đánh chết cái đẹp”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu câu nói đó giống nhau. Bằng chứng là cách đây đã khá lâu, một hoa hậu đã trả lời về ý nghĩa câu đó: “Cái đẹp có tội tình gì mà đánh chết nó…”. Và đã có nhà nghiên cứu văn hóa nào đó viết báo phê phán cô hoa hậu đó là “nông cạn” về kiến thức và giải thích rằng: Cái đẹp bề ngoài của con người sẽ phai tàn theo thời gian, tuổi tác nên sẽ “chết”, chỉ còn lại “cái nết”.
Phát triển nền văn hóa, VHNT yêu nước và nhân văn

Phát triển nền văn hóa, VHNT yêu nước và nhân văn

VHO - Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp Các hội văn học, nghệ thuật vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ thông điệp: Phát triển nền văn hóa, văn học, nghệ thuật yêu nước và nhân văn. Thông điệp này khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật trong gắn kết mạnh mẽ với Nhân dân và Dân tộc, đồng thời trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần rất quan trọng vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
Chuyện “ngựa vàng mã” bị từ chối lên máy bay

Chuyện “ngựa vàng mã” bị từ chối lên máy bay

VHO -  Mấy ngày nay, mạng xã hội và báo chí Việt Nam lan truyền thông tin về việc một du khách người Mexico không được mang con ngựa vàng mã lên máy bay ở sân bay quốc tế Nội Bài. Không có lý do thuyết phục nào được đưa ra và tất nhiên, vị khách vô cùng yêu Hà Nội đành để lại món quà mà ông muốn mang về nhà, rời Việt Nam với ánh mắt buồn.