Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong tình hình mới: Phải tự đổi mới để không rơi vào bị động

Thứ Sáu 05/06/2020 | 11:30 GMT+7

VHO- Cũng như mọi lĩnh vực, ngành nghề khác, thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thư viện đã phải đóng cửa tạm dừng phục vụ bạn đọc. Tuy nhiên, theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL), ngay sau khi “nghỉ dịch”, toàn bộ hoạt động thư viện đã trở lại bình thường và cónhiều đổi mới tích cực.

Phát triển văn hóa đọc thời hậu Covid-19 đang rất được quan tâm

Phóng viên Văn Hóa đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Dương Thúy Ngà về các giải pháp đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc thời kỳ hậu Covid-19.

P.V: Covid-19 đã khiến ngành Thư viện phải chịu những tác động tiêu cực không nhỏ. Bà có thể đưa ra những nhận định cụ thể về ảnh hưởng của đại dịch lần này đối với các hoạt động thư viện, đặc biệt là với bạn đọc?

- Bà Vũ Dương Thúy Ngà: Nhìn chung, các chỉ số phục vụ của thư viện trong cảnước ở mọi loại hình đều bị giảm sút so với năm 2019. Những thư viện chưa thiết lập được trang thông tin điện tử vàcác dịch vụ trực tuyến thì việc phục vụ bạn đọc gần như bị“đóng băng”. Bên cạnh đó, các hoạt động như luân chuyển sách vàphục vụ lưu động cũng phải tạm dừng trong những tháng đầu năm. Chính những điều này đã khiến bạn đọc khó khăn trong việc tra cứu thông tin, tiếp cận với sách, tài liệu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát triển văn hóa đọc.

Chính phủ đã có chỉ đạo xác lập trạng thái “bình thường mới” về hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có cả các hoạt động về văn hóa khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Theo bà, những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nào đã và đang được thực hiện để phong trào văn hóa đọc được nhanh chóng nhân rộng trong cộng đồng?

- Hiện nay, nhiệm vụquan trọng nhất của VụThư viện là tham mưu, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn và triển khai Luật Thư viện đã được Quốc hội khóa XIV thông qua, có hiệu lực từngày 1.7 vàtổ chức hướng dẫn đểLuật Thư viện đi vào cuộc sống. Ngoài xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, VụThư viện đã nhấn mạnh, hướng dẫn các thư viện trên cả nước phải tập trung ứng dụng khoa học công nghệ. Bản thân Vụcũng đã thực hiện điều này khi lập nên kênh Youtube Cùng bạn đọc sách để lan tỏa tri thức trên nền tảng số. Mới ra đời được hơn một tháng nhưng kênh đãthu hút tới 50 nghìn lượt truy cập vàđược đánh giácao. Kênh đã trở thành nơi truyền cảm hứng, khơi gợi đam mê đọc sách, nhất làđối với người khiếm thị. Đến nay, kênh vẫn tiếp tục được duy trì, xây dựng nội dung ngày càng phong phú và từng bước tiến tới các chương trình giới thiệu sách cho đồng bào DTTS.

Đối với các thư viện trên cả nước, ngay sau dịch Covid-19, các thư viện đã xác định phải tựđổi mới để không rơi vào thếbịđộng, lập tức đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụtrực tuyến. Để làm được điều này, nhiều thư viện đang tăng tỷ lệtài liệu sốbằng cách bổ sung tài liệu điện tử; tăng cường liên thông, thu thập, khai thác các nguồn tài nguyên thông tin mở, nguồn tài liệu miễn phí của các nhà xuất bản có chất lượng để làm giàu thêm vốn tài liệu của mình, sẵn sàng chia sẻ cho các thư viện khác. Một sốdịch vụcấp thẻ trực tuyến, cung cấp thông tin, hỗ trợ đọc sách điện tử, triển lãm, giới thiệu sách trực tuyến... đang được tích cực triển khai. Để thuận tiện cho bạn đọc, nhiều thư viện đã mởcác mục tư vấn sửdụng dịch vụtrực tuyến, triển khai dịch vụhỏi - đáp; hướng dẫn phương pháp và kỹ năng tra tìm sửdụng thông tin, nâng cao năng lực tìm kiếm và khai thác thông tin của người sửdụng.

Ngoài các giải pháp nêu trên, tôi được biết các thư viện cũng đang tăng cường các dịch vụcho mượn tài liệu về nhà bằng các hình thức phục vụmượn - trả trực tuyến cho người đọc.

Việc đổi mới hoạt động đang cho thấy những hiệu quả nhất định trong việc “kéo” bạn đọc đến với thư viện. Nhưng theo bà, văn hóa đọc tại Việt Nam cần có thêm yếu tố mới nào để thật sự được lan rộng?

- Với việc tự đổi mới bằng nhiều hình thức, trong đó có việc ứng dụng khoa học công nghệ, các hoạt động thư viện đã sớm trởnên thú vịvà thu hút đông đảo bạn đọc đến thư viện cũng như tham gia các hoạt động tổ chức ngoài thư viện. Mặc dù mới mở cửa trở lại hơn một tháng, nhưng các thư viện đãphục vụ được hơn 100.000 lượt bạn đọc vàhơn 300.000 lượt sách báo (chỉ tính riêng thư viện công cộng và một số thư viện đại học).

Tuy nhiên, để văn hóa đọc có thêm sức lan tỏa, tôi rất mong mỏi vào sựđóng góp tích cực của các tổ chức, cá nhân vào công cuộc này. Thời gian qua có thể kể đến nhiều cá nhân, đơn vịnhư Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, Alpha Books, Thái Hà Books... hay nhiều tác giả như Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Bích Lan, Nguyễn Hữu Nam... đã góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển văn hóa đọc. Nhưng điều đó vẫn chưa thật sựđủmạnh để văn hóa đọc luôn “nóng”, vẫn cần nhiều sựủng hộ bằng các hành động cụthể. Khâu truyền thông tôi cũng rất kỳ vọng sẽ làm mạnh hơn nữa. Văn hóa đọc được chú trọng đầu tư đúng mức sẽ tạo ra nền tảng văn hóa vững chắc cho một quốc gia và giúp đất nước phát triển.  

 ĐÌNH TOÁN (thực hiện)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top