Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm

Thứ Bảy 21/12/2019 | 15:26 GMT+7

VHO- Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh khẳng định, người dân không nên quá hoang mang vì dịch cúm mà đổ xô đi mua thuốc điều trị cúm Tamiflu.

Theo số liệu từ hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam thì hiện nay đang là thời điểm cao nhất của cúm mùa. Chỉ từ tháng 11.2019 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận khám cho 3066 lượt người có triệu chứng cúm. Để bảo đảm công tác phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời, giảm thiểu tử vong và phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn đề nghị các cơ sở y tế vf Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc, tăng cường giám sát , phát hiện và điều trị kịp thời bệnh cúm ở người.

Ông Lương Ngọc Khuê chia sẻ tại hội thảo

"Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh cúm tại bệnh viện. Triển khai việc thu dung người bệnh, khám sàng lọc, phân luồng, phân loại cúm để cách ly các trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm ngay tại khoa khám bệnh", ông Lương Ngọc Khuê một lần nữa nhấn mạnh tại hội thảo truyền thông nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (do Cục Quản lý khám chữa bệnh tổ chức).

Trước tình hình dịch cúm đang có nguy cơ gia tăng, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh khẳng định, Tamiflu không phải là thuốc điều trị đặc hiệu duy nhất điều trị cúm mà chỉ hỗ trợ điều trị. Biện pháp quan trọng nhất trong phòng phòng và điều trị cúm là nâng cao thể trạng, sức khỏe bằng cách ăn uống, vận động hợp lý. Ngoài ra, người dân cần tiêm vắc xin để phòng cúm và uống đủ nước, giữ ấm cơ thể, chân và đầu.

Những ngày qua, dù mới có biểu hiện cúm nhưng nhiều người dân đã tự ý đi mua thuốc Tamiflu về sử dụng, khiến cho giá của mặt hàng này bị đẩy lên cao gần 200.000 đồng/viên, có nơi hơn 200.000 đồng/viên, trong khi trong thời điểm bình thường chỉ khoảng 45.000 đông/viên.

Trước thực trạng này, trên facebook cá nhân, bác sĩ Trương Hoàng Hưng - Phòng khám Nhi (thành phố Irving, Texas, Hoa Kỳ) cho rằng, thay vì đổ xô mua thuốc Tamiflu với giá đội lên gấp cả chục lần người dân nên chủ động tiêm vắc xin phòng cúm. Bởi vì thuốc Tamiflu là thuốc kháng vi rút, nhưng không giống với hầu hết kháng sinh, nó không có khả năng tiêu diệt vi rút cúm.

“Tamiflu là thuốc ức chế men neurominidase của vi rút cúm, làm giảm sự phát tán của vi rút cúm trong cơ thể chứ không tiêu diệt được con vi rút này. Vì thế người bệnh cảm thấy tốt hơn, hết triệu chứng sớm hơn khoảng 17 giờ. Tức là uống Tamiflu giúp người bệnh thấy khỏe sớm hơn nửa ngày, nếu không uống thì nửa ngày sau cũng thấy khỏe. Vì vậy thuốc này chỉ có hiệu quả trong vòng 48 giờ đầu khi vi rút cúm mới xâm nhập cơ thể, còn sau đó nó chẳng có tác dụng gì vì vi rút cúm đã sớm có mặt ở mọi nơi trong cơ thể” bác sĩ Hưng giải thích. “Nếu lúc này mà uống Tamiflu chỉ để làm giàu cho công ty sản xuất”, bác sĩ hài hước.

Theo các bác sĩ  thuốc Tamiflu không phải “thần dược” trị cúm

Cũng theo bác sĩ nhi khoa, trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi và người già trên 65 tuổi là những người hay bị biến chứng nặng do cúm thì nên uống trong 48 giờ đầu; còn uống dự phòng hay điều trị ở người bình thường chỉ tốn tiền, nhất là khi giá Tamiflu bị đẩy lên gấp nhiều lần như hiện nay ở Việt Nam. Tamiflu không phải là thần dược trị cúm, mà chỉ là một phương pháp điều trị hỗ trợ , không nên quá thần tượng nó. Có khi vừa tốn tiền, vừa khiến người bệnh nặng hơn vì tác dụng phụ của thuốc.

Các chuyên gia khuyến cáo, các chủng cúm phổ biến ở Việt Nam vẫn là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B. Khi bị bệnh cúm, trẻ có thể tự khỏi sau 3- 5 ngày nên có thể điều trị tại nhà nhưng cần được chăm sóc cẩn thận, tránh nhiễm vi khuẩn khác. Hắt hơi, xổ mũi, đau đầu… là triệu chứng bệnh cúm nhưng ai cũng mắc cúm A; và Tamiflu chỉ dùng điều trị cúm A không biến chứng. “Chỉ khi có triệu chứng nặng, như viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác, ví dụ hen phế quản mới phải nhập viện điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng virus Tamiflu khi trẻ mắc cúm mùa thông thường” - TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em nhấn mạnh.

QUỲNH HOA

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top