Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

“Dịch phải hướng đến dòng chảy thượng nguồn truyền thống”

Thứ Sáu 13/12/2019 | 10:50 GMT+7

VHO- Trước sự xuất hiện tràn lan và khó kiểm soát của nhiều tác phẩm văn học dịch mang nội dung phản cảm trên thị trường hiện nay, nhiều nhà văn, nhà thơ và nhà lý luận phê bình tại hội thảo “Những xu hướng sáng tác của văn học đương đại” vừa diễn ra tại Hà Nội đã tập trung bàn thảo để đưa những đề xuất…

 Các ý kiến đều bày tỏ văn học dịch phải phù hợp với thuần phong mỹ tục

Kể từ năm 1986, văn học dịch Việt Nam đã có nhiều chuyển biến. Có thể nói, chưa bao giờ thị trường sách văn học dịch lại phong phú như hiện nay. Đặc biệt, các tác phẩm văn học dịch đương đại ngày càng được dịch nhanh và kịp thời. Nhiều tác phẩm văn học nước ngoài, nhất là những tác phẩm đoạt giải Nobel đã sớm có bản dịch tại Việt Nam qua các bản dịch tiếng Việt như Người đàn bà xấu xa nhất hành tinh của Olga Takaczuk (Nobel văn học 2018 do Lê Bá Thự dịch) hay Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của Peter Handke (Nobel Văn học 2019, Nguyễn Hữu Tâm dịch)…

Cùng với đó, đội ngũ dịch giả văn học nước ngoài ngày càng đông đảo, nhất là các dịch giả trẻ thông thạo tiếng Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nếu như trước kia, độc giả Việt Nam chỉ được đọc những tác phẩm của nền văn học lớn như Anh, Nga, Pháp,… thì trong những năm qua, người đọc có cơ hội được đọc các tác phẩm văn học của nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước Đông Âu. Các tác phẩm văn học được dịch sang tiếng Việt ngày càng phong phú về thể loại đã giúp người đọc Việt Nam được tiếp cận toàn diện, sâu sắc hơn với văn học thế giới.

Tuy nhiên, nhiều nhà văn, lý luận, phê bình tại hội thảo cũng nhận định, bên cạnh những cố gắng của văn học dịch đã đạt được trong thời gian qua, đâu đó vẫn còn những hạt “sạn” khiến văn học dịch chưa thật sự “sạch” khi đến với công chúng. Theo nhà văn, dịch giả Lê Bá Thự, trong dịch thuật, người dịch phải trung thành với nguyên tác. “Tác giả viết như thế nào thì người dịch phải dịch đúng như vậy, bản dịch không được vượt qua cái khung của bản gốc. Nhân vật của tác giả “nói hay” thì phải dịch là “nói hay”, nhân vật chọc ghẹo thì phải ghi đúng là chọc ghẹo. Thậm chí, họ viết tục ta cũng phải nói toàn từ tục tĩu như họ”, nhà văn, dịch giả Lê Bá Thự nói.

Ông Thự cũng cho biết, Việt Nam là nước thuộc văn hóa phương Đông, người đọc tuyệt đối không chấp nhận ngôn từ quá tục tĩu, thô lỗ xuất hiện trong các tác phẩm văn học nên người dịch phải tính đến chuyện “mềm hóa” một số từ ngữ trong nhiều trường hợp để tác phẩm đó phù hợp với đại bộ phận độc giả. Tại hội thảo, các diễn giả cũng bày tỏ lo ngại về việc nhiều nhà xuất bản hiện nay vì lợi ích kinh tế sẵn sàng phát hành những cuốn sách không phù hợp với thuần phong mỹ tục, chạy theo thị hiếu số đông của công chúng. Trong đó, nhiều tác phẩm văn học có đề tài nhạy cảm như đam mỹ (đồng tính nam), ân ái nam nữ… được dịch quá sát nghĩa, thậm chí là có những đoạn được cho là phản cảm vẫn được dịch giả dịch theo nguyên tác mà không hề có sự lược bỏ hay biên tập nào khiến dư luận xôn xao về tính trong sáng của tác phẩm.

Nhà văn Thùy Dương đề xuất: “Đồng ý những bản dịch phải tôn trọng nguyên tác nhưng khi tác phẩm đã ra đời phải tuyệt đối bám sát những giá trị về chuẩn mực văn hóa, đạo đức của dân tộc, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Chẳng hạn, chúng ta hoàn toàn có thể chọn những tác phẩm được các nhà văn quốc tế viết về đề tài chiến tranh Việt Nam. Đây sẽ là mảnh đất “màu mỡ” cho các dịch giả bởi đang có nhiều tác phẩm viết về dân tộc Việt Nam với một thời kỳ cố gắng thoát khỏi những khúc quẩn quanh của chiến tranh. Dịch gì thì dịch, phải hướng đến dòng chảy thượng nguồn cùng với đó là những giá trị truyền thống”.

Trước câu chuyện chọn tác phẩm để dịch sẽ vô tình khiến các dịch giả bị bó hẹp về đề tài, nhà văn Y Ban cho rằng: “Chọn sách để dịch sao cho không bị rơi vào tình trạng tự biên tập chính mình cũng đang là câu hỏi khiến nhiều dịch giả trăn trở. Những tác phẩm thô tục chỉ là một phần của số lượng các đề tài khổng lồ ngoài kia. Gia đình, chiến tranh, thân phận phụ nữ… sẽ còn rất nhiều đề tài để các dịch giả có thể lựa chọn dịch để cho ra đời nhiều tác phẩm hướng đến những giá trị tốt đẹp”. 

 ĐÌNH TOÁN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top