Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Thực thi quyền tác giả, quyền liên quan: Ngăn chặn website xâm phạm và đình chỉ quảng cáo là giải pháp hiệu quả

Thứ Năm 13/12/2018 | 22:51 GMT+7

VHO- Đó là chia sẻ của chuyên gia Nhật Bản Masaharu Ina  (Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế, Hiệp hội phân phối nội dung ở nước ngoài của Nhật Bản- CODA) tại hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan do  Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản phối hợp tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Chuyên gia Nhật Bản Masaharu Ina chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo

Hiệp hội phân phối nội dung ở nước ngoài của Nhật Bản- CODA là tổ chức tư nhân được thành lập nhằm hỗ trợ cho Bộ Kinh tế- Thương mại và Công nghiệp và Sở Văn hóa trong mục tiêu tích cực xúc tiến  triển khai ngành công nghiệp nội dung  của Nhật Bản như âm nhạc, phim ảnh, phim hoạt hình, chương trình phát sóng truyền hình, game… ra nước ngoài. Những năm gần đây, CODA vừa tiến hành  liên kết với các cơ quan chính phủ, các ngành, đoàn thể, công ty liên quan đến nội dung… trong và ngoài Nhật Bản, vừa triển khai các hoạt động liên quan đến biện pháp chống sao chép trái phép.

Chia sẻ kinh nghiệm về những nỗ lực của CODA liên quan đến việc chặn website xâm phạm bản quyền và đình chỉ quảng cáo, chuyên gia Nhật Bản Masaharu Ina khẳng định, đây là những giải pháp đặc biệt hiệu quả. Tuy nhiên,  Nhật Bản cũng mới đang trong quá trình triển khai chứ chưa cụ thể hóa thành luật.

“CODA  có trung tâm giám sát, xóa bỏ nội dung tự động. Theo đó, khi hệ thống giám sát tự động phát hiện ra hành vi xâm phạm bản quyền thông qua các hệ thống đối chiếu video, hệ thống đối chiếu âm thanh thì lập tức sẽ có chức năng yêu cầu xóa bỏ, sau đó thực hiện các quyền lợi của người sở hữu nội dung  bằng các biện pháp hình sự, dân sự, hành chính; tạo lập “danh sách đen”…”, chuyên gia Nhật Bản cho biết về quy trình giám sát và xóa bỏ nội dung tự động.

Ông Ina nói thêm, nhiều trường hợp đối tượng xâm phạm bản quyền khá thông minh, họ thừa khôn ngoan để không mang nguyên xi những ấn phẩm vi phạm để lưu truyền trên Internet. Những thay đổi tiểu xảo khi đó sẽ khiến cho việc nhận diện hành vi xâm phạm bằng hệ thống giám sát tự động  sẽ trở nên không dễ dàng. “Cho nên, chúng tôi không thể phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc mà phải có một đội ngũ giám sát để đánh giá, thẩm định bằng mắt”, ông Ina nói.

Nhiều giải pháp hiệu quả đã được đưa ra 

Cùng với các động thái giám sát bằng con người và máy móc, CODA sẽ yêu cầu người điều hành website có nội dung xâm phạm bản quyền xóa bỏ. “Thực tế cho thấy động tác này được các trang đáp ứng khá tốt.  Đơn cử như trang youku, tỉ lệ xóa bỏ nội dung xâm phạm qua thống kê từ 8.2011- 3.2017 đạt 99,9%, từ 4.2017- 8.2018 tỉ lệ xóa bỏ là 99,2%; trang dailymotion có tỉ lệ xóa bỏ 100%... Song bên cạnh đó cũng có những trang web vi phạm lại ngoan cố và hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu xóa bỏ từ CODA như anitube : từ 8.2011- 3.2017 tỉ lệ xóa bỏ chỉ là 0,11% và từ 4.2017- 8.2018, con số là 0.

“Trong nhiều trường hợp, CODA thực hiện các giải pháp như yêu cầu nhà đăng ký xóa bỏ nội dung vi phạm, khiếu nại hành chính, cung cấp thông tin cho Cục bản quyền,  hoặc ngăn chặn theo khu vực địa lý. Nếu chưa thể trực tiếp yêu cầu xóa bỏ hay có các biện pháp hình sự thì biện pháp gián tiếp có thể là không cho hiển thị nội dung khi người dùng tìm kiếm. Việt Nam cũng có thể tạo lập những “danh sách đen” và yêu cầu các trang này không đưa lên web nội dung xâm phạm bản quyền…”, chuyên gia Nhật Bản đưa ra lời khuyên.

Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bùi Nguyên Hùng khẳng định  những bài học kinh nghiệm được các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ rất hữu ích  đối với Việt Nam

Một giải pháp hiệu quả khác là yêu cầu đình chỉ quảng cáo. Thực tế, các trang web đăng tải nội dung xâm phạm bản quyền lại thường xuyên phải sống nhờ vào nguồn tiền quảng cáo. “Tại Nhật Bản, để đối phó và đẩy lùi vấn nạn xâm phạm bản quyền, các đoàn thể liên quan đến bản quyền sẽ cùng với các đoàn thể liên quan đến quảng cáo tiến hành các biện pháp ngăn chặn những website xâm phạm. Khi không có nguồn tiền từ quảng cáo thì đương nhiên những trang web này sẽ ngừng hoạt động. Đây là biện pháp gián tiếp mang lại hiệu quả rất rõ ràng…”, đại diện CODA chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) cho biết: “Trong những nỗ lực của các cơ quan quản lý,thực thi quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam thì sự hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm từ các nước  là rất quan trọng. Những kinh nghiệm, bài học cụ thể được các chuyên gia Nhật Bản chuyển tải  chính là những giải pháp thiết thực để các cơ quan quản lý và thực thi bảo vệ bản quyền tại Việt Nam áp dụng trong thực tiễn”.

NGỌC MINH

 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top