Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam: Phó Thủ tướng đặt hàng với ngành Du lịch

Thứ Sáu 07/12/2018 | 09:33 GMT+7

VHO- “Đã đến lúc du lịch không chỉ là cùng nền kinh tế Việt Nam phát triển mà từ du lịch sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn, kéo xếp hạng về môi trường kinh doanh và xếp hạng về cạnh tranh du lịch của Việt Nam trên thế giới tăng lên. Với điều kiện hiện nay, ngành Du lịch có dám gánh vác phần trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn không?”, Phó Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về Du lịch Vũ Đức Đam đặt câu hỏi tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam 2018.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Lê Quang Tùng chứng kiến Ký kết hợp tác Đầu tư xây dựng và phát triển hãng hàng không giá rẻ

 Sáng 6.12, phiên thứ hai của Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam đã thảo luận về các giải pháp trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững tới năm 2030 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Gần 1.000 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam, các diễn giả, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham gia Diễn đàn.
Phần thảo luận có sự tham gia của gần 20 diễn giả là lãnh đạo Bộ VHTTDL, đại diện Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), các chuyên gia du lịch, nhà đầu tư trong nước và quốc tế... Nội dung thảo luận nhằm tìm các giải pháp trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững tới năm 2030.
Làm thế nào để sử dụng số tiền này hiệu quả? 
Có, chắc chắn là có. Câu hỏi ấy của Phó Thủ tướng đã chạm vào tâm tư sâu thẳm của những người làm du lịch, tâm huyết với ngành Du lịch và có trách nhiệm với đất nước. Gửi lời cảm ơn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến các chuyên gia, diễn giả, đại diện nhiều quốc gia, các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có mặt tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ lắng nghe rất kỹ các ý kiến và sẽ cố gắng để có những quyết sách để thúc đẩy ngành Du lịch phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
“Đây là lần đầu tiên trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam- ViEF có đề cập vấn đề du lịch. Du lịch là ngành “nóng” liên quan nhiều ngành, nhiều người, mọi cấp độ. Với vai trò là Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về Du lịch quốc gia, tôi thấy rằng tăng trưởng của ngành nhanh so với tốc độ phát triển của thế giới. Giữ được tốc độ này cũng đã là khó”, Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, khi phát triển nhanh sẽ đến một ngưỡng không thể giải quyết các thách thức trước mắt trong vòng 1- 2 năm. Ví dụ như lĩnh vực hàng không hay đầu tư cho xúc tiến quảng bá du lịch thì phải làm gì để vẫn phát triển và hoạt động hiệu quả được?
Hiện nay, du lịch đang phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam, nếu muốn du lịch thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì phải làm thế nào? Thực tế hiện nay, du lịch đang có sức lan toả rất lớn ra các ngành khác. Phó Thủ tướng dẫn ra ví dụ, nếu du lịch nông nghiệp làm tốt sẽ thúc đẩy toàn bộ sản xuất kinh doanh tại vùng đó, sản xuất ra sẽ an toàn hơn, xuất khẩu cũng được trợ giúp. Đẩy mạnh homestay, phát triển du lịch cộng đồng không chỉ giúp người nghèo ở vùng nông thôn, miền núi tăng thu nhập mà quan trọng là sẽ mang thế giới đến ngay tận gia đình người nông dân, nhất là có tác động đến trẻ em nghèo từ lúc nhỏ. Du lịch sẽ thay đổi tương lai của những gia đình này. Tức là lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội sẽ rất lớn. 
Phát động vấn đề phát triển hệ sinh thái để phục vụ du lịch, phát triển du lịch thông minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng hiện nay truyền thông cũng là bài toán được đặt ra với du lịch Việt Nam. “Làm sao để thế giới biết về Việt Nam không chỉ ở những vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa khai phá mà còn phát huy những vẻ đẹp truyền thống, đã hiện hữu?”, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.
Bài toán cũng được ông đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam, những người mong muốn du lịch Việt Nam phát triển, đứng ngang với các nước top đầu khu vực: “Các nước có thể chi hàng chục triệu, hàng trăm triệu đô la Mỹ để quảng bá, xúc tiến du lịch nhưng Việt Nam chỉ có “một số ít triệu đôla Mỹ”, làm thế nào để sử dụng số tiền này hiệu quả?”. 
Ông cho rằng công nghệ sẽ là lời giải cho bài toán này. Ngành Du lịch Việt Nam có thể quảng bá tốt hơn với các công nghệ mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển ngành Du lịch. Ngoài việc phát triển du lịch ưu tiên chất lượng, cần phải dùng công nghệ thông tin triệt để, phát triển du lịch thông minh.
Các Bộ, ngành cần “bắt tay” tiếp tục tháo gỡ điểm nghẽn
Ở phiên thảo luận ngày 5 và 6.12, nhiều diễn giả và đại biểu cho rằng, có những điểm nghẽn mà ngành Du lịch và các Bộ, ngành liên quan cần tập trung giải quyết là: thay đổi cơ cấu cũng như thách thức về cơ sở hạ tầng, khách sạn, cần tăng tốc phát triển sân bay để nâng cao công suất phục vụ, tăng vận tải hàng không từ nước ngoài vào để đạt mục tiêu của ngành du lịch năm 2025-2030; cải thiện trải nghiệm của du khách tới Việt Nam, làm gọn những thủ tục phức tạp, tăng trải nghiệm đặt phòng, đặt vé, xử lý visa; đẩy mạnh truyền thông cho ngành Du lịch, đưa Việt Nam trở thành điểm đến có thương hiệu, nổi tiếng trên thế giới; cải thiện công tác điều phối giữa Chính phủ với khối tư nhân, tạo sự phối hợp nhịp ngàng để tăng số lượng và chất lượng cũng như tăng đóng góp GDP; cải thiện những vấn đề liên quan tới quản trị. 
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng cho biết, ngoài việc thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành Du lịch thời gian tới, để nâng cao quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam, Bộ VHTTDL cũng đã xây dựng đề án thành lập Quỹ phát triển du lịch nhằm huy động nguồn lực công- tư. Khi đi vào hoạt động, Quỹ này sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch.
Với kinh nghiệm tư vấn phát triển du lịch cho nhiều quốc gia của ông John Lindquist, Chuyên gia du lịch toàn cầu và cố vấn cấp cao của BCG cho rằng: “Mức độ cam kết của Chính phủ và sự phối hợp giữa các bên liên quan là điều rất quan trọng. Du lịch là ngành phức tạp về quản trị liên quan nhiều ngành nghề khác nhau. Sự phối hợp giữa Chính phủ và khối tư nhân cần thể hiện ở sự cam kết cao nhất. Ý chí là một trong những thách thức lớn. Các bạn có tiềm năng rồi nhưng quan trọng là quyết tâm từ Việt Nam”.
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) cho rằng sau 2 phiên thảo luận, với hơn 1.500 người tham dự, Diễn đàn đã chạm đến những vấn đề “nóng” nhất, nổi cộm nhất của ngành Du lịch nhằm tìm ra những giải pháp phát triển du lịch thời gian tới, góp phần thúc đẩy liên kết công- tư. 
Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ViEF dự kiến diễn ra vào tháng 3.2019.

THUÝ HÀ

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top