Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Cần ưu tiên những vị trí đắc địa để xây dựng thiết chế văn hoá

Thứ Hai 22/06/2020 | 10:02 GMT+7

VHO- Như tin đã đưa, cuối tuần qua Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở”. Dự và chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu.

 Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ phát biểu tại Hội nghị

Cho rằng đây là ngày hội của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở cả nước nhằm điểm lại những vấn đề cấp bách đặt ra tại hội nghị “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở”, tổ chức năm 2017 Cần Thơ, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Công Trung nhấn mạnh đến việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chế độ chính sách đối với cán bộ hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở; xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích XHH, huy động các nguồn lực để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao…

Nhiều mô hình tiêu biểu

Theo ông Trung, thực hiện chỉ đạo Bộ VHTTDL, sau Hội nghị tại Cần Thơ, toàn ngành đã tập trung vào nhiều nhiệm vụ quan trọng như tiếp tục triển khai Quyết định 2164/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Bộ VHTTDL cũng đã tập trung nghiên cứu các kinh nghiệm hoạt động hay, đa dạng hóa nội dung, phương thức thực hiện để thu hút sự tham gia hưởng ứng của nhân dân; khai thác yếu tố tích cực trong các thiết chế văn hóa truyền thống để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Bên cạnh đó, khuyến khích mạnh mẽ xã hội hóa tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Báo cáo cũng cho biết, tập trung xây dựng các chính sách ưu tiên hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở ở vùng miền núi, hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian qua, từ nguồn Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa trong các năm 2018, 2019, 2020, Cục Văn hóa cơ sở đã phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính đề xuất cấp thiết bị cho 14 Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh (14 tỉ đồng) và 26 Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp huyện (13 tỉ đồng). Từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Cục Văn hóa cơ sở đã tham mưu cấp trang thiết bị hoạt động cho 80 Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã và 151 Nhà văn hóa -Khu thể thao thôn (8,08 tỉ đồng). “Trong những năm qua đã có nhiều tỉnh, thành phố có mô hình thiết chế văn hóa, thể thao tổ chức hoạt động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân như Sơn La, Bà Rịa -Vũng Tàu, TP.HCM, Cần Thơ... Thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức một số Hội thảo tìm mô hình xây dựng và tổ chức hoạt động của Trung tâm Văn hóa phù hợp với yêu cầu của sự phát triển”, ông Trung cho biết.

Hội nghị cũng chỉ ra hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở hiện vẫn đang đối diện nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều địa phương chưa quan tâm thực hiện quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, thậm chí có nơi dùng quỹ đất dành cho các thiết chế văn hóa, thể thao vào mục đích khác. Trang thiết bị hoạt động hầu như đã cũ, không đáp ứng được các nhiệm vụ tuyên truyền. Một số Trung tâm Văn hóa - thể thao cấp huyện, xã vừa được đầu tư, xây mới nhưng đã bộc lộ những bất cập như thiếu các hạng mục theo quy định, trang thiết bị chưa đồng bộ, vị trí, địa điểm xây dựng chưa phù hợp…

Nhiều ý kiến cũng đã minh chứng rõ nét hơn cho những chuyển biến tích cực về hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Đăk Lăk chia sẻ, trong công tác chỉ đạo, quản lý, nhiều năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Lăk đã chỉ đạo chú trọng công tác xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở, đầu tư xây dựng có trọng điểm những thiết chế văn hóa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của nhân dân, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nội hàm thiết chế phải phù hợp đặc thù văn hóa vùng miền

Với tham luận “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc gắn với Phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, Sở VHTTDL Điện Biên chia sẻ, song song với việc thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới, tỉnh cũng triển khai thực hiện các Đề án, dự án, kế hoạch và các Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trên địa bàn, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, trong đó nhiều lễ hội truyền thống được bảo tồn; các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc được quan tâm mở, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Nhiều ý kiến kiến nghị tiếp tục tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở… Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy ghi nhận những nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tại nhiều tỉnh, thành phố trong thời gian qua. Thứ trưởng cũng lưu ý một số định hướng cần tiếp tục tăng cường trong thời gian tới như: Tiếp tục triển khai Quyết định 2164/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển hệthống thiết chế văn hóa, thểthao cơ sởgiai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030. Chú trọng nghiên cứu các kinh nghiệm hoạt động hay, đa dạng hóa nội dung, phương thức tổ chức thực hiện để thu hút sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, cần ưu tiên quỹ đất ở vị trí thuận lợi dành cho các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Nội hàm các thiết chế cũng cần xây dựng phù hợp với đặc thù văn hóa, phong tục tập quán mỗi dân tộc, vùng miền. Chú trọng khai thác các yếu tốtích cực trong các thiết chếvăn hoátruyền thống đểxây dựng đời sống văn hoácơ sở; sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ VHTTDL đang tích cực phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, trong đó dự kiến đến năm 2025 sẽ hỗ trợ xây dựng 4.000 Nhà văn hóa thôn; cấp thiết bị hoạt động cho 2.000 Nhà văn hóa thôn và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho 10.000 Đội văn nghệ truyền thống…

 Cần ưu tiên quỹ đất ở vị trí thuận lợi dành cho các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Nội hàm các thiết chế cũng cần xây dựng phù hợp với đặc thù văn hóa, phong tục tập quán mỗi dân tộc, vùng miền. Chú trọng khai thc cc yếu tố tch cực trong cc thiết chếvăn hotruyền thống đểxây dựng đời sống văn hocơ sở.

(Thứ trưởng TRỊNH THỊ THỦY)

 BẢO NGÂN; ảnh: THU HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top