Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

“Trăm năm nguồn cội” và suất diễn cuối đầy xúc động

Thứ Hai 07/10/2019 | 10:53 GMT+7

VHO- Chuỗi chương trình cải lương Trăm năm nguồn cội vừa có suất diễn cuối tại Nhà hát Bến Thành vào cuối tuần qua. Khán giả xem chật kín nhà hát, những tràng pháo tay vang lên không ngớt. Không khí khán phòng nhà hát vừa nghiêm túc nhưng cũng ấm cúng lạ thường, gần như không có khoảng cách giữa nghệ sĩ và khán giả...

 Ê kíp “Trăm năm nguồn cội” xúc động nói lời chia tay và tri ân khán giả

Đây được coi như suất diễn phục vụ những vị khán giả đặc biệt là gần 1.000 học sinh đến từ Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM.

Ngoài các tiết mục “đinh”, trong phần mở màn, các nghệ sĩ đã cùng hợp ca bài Tình ca của Phạm Duy và Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu với trang phục áo dài trắng và đi guốc mộc,… đã gây hiệu ứng mạnh mẽ, tạo cảm xúc gần gũi bởi các nghệ sĩ không phân biệt đẳng cấp, tên tuổi đã hòa nhịp, say sưa hát cùng nhau. NSND Bạch Tuyết luôn khẳng định giá trị vĩnh cửu của vở cải lương kinh điển Đời cô Lựu qua lối diễn xuất thần của một “Cải lương chi bảo” vẫn tiếp tục gây xúc động người xem bởi những bi kịch của nhân vật chính cùng tên trong tác phẩm. NSƯT Ngọc Đợi trình bày bản gốc chuẩn Dạ cổ hoài lang với lối hát ngọt ngào, chân phương bằng chất giọng miền Tây Nam Bộ nghe da diết, đầy tự sự, thể hiện được cái hồn của bài ca tổ. Với lớp Xử án Thượng Dương qua diễn xuất của các nghệsĩ thuộc gia tộc Minh Tơ như NSƯT Quế Trân, NSƯT Tú Sương,… đã mang một làn gió mới cho người xem. Chương trình còn có phần giao lưu với các nghệ sĩ để nói về chuyện nghề, chuyện đời, xem các clip tư liệu về lịch sử ra đời của sân khấu cải lương, tính năng của dàn nhạc cụ cổ truyền dân tộc, cũng như giá trị trường tồn của bản Dạ cổ hoài lang trong hành trình trăm năm qua…

So với các buổi diễn trước, suất diễn cuối của Trăm năm nguồn cội có sự đặc biệt hơn, bởi khán giả cùng một lứa tuổi, đó là các học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các học sinh được thưởng thức một chương trình cải lương được đầu tư quy mô, các nghệ sĩ biểu diễn say sưa, trò chuyện thân tình cùng đối tượng khán giả đặc biệt - những người được kỳ vọng là lớp khán giả kế thừa của sân khấu cải lương trong tương lai. NSND Bạch Tuyết, cố vấn nghệ thuật cho chương trình, chia sẻ với các học sinh, sân khấu cải lương là loại hình nghệ thuật độc đáo hơn cả, bởi ở đó là sự tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác như thơ ca, múa, nhạc, kịch, hội họa,…

Sức hấp dẫn của cải lương không chỉ nằm ở tính thời đại và khoa học, kịch bản mang ý nghĩa giáo dục con người, nói lên tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, bày tỏ niềm vui tâm sự của con người, sân khấu cải lương còn hấp dẫn ở âm nhạc dẫn dắt, người ta có thể ngân nga với nhau một đoạn trong vở tuồng để hàm ý điều gì xảy ra trong đời thường một cách sâu sắc. Các nghệ sĩ cho biết, buổi diễn hôm nay ê kíp rất tự hào vì đã mang được cải lương chạm đến cảm xúc của các học sinh.

THÙY TRANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top