Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Cuộc thi âm nhạc quốc tế Violon và Hòa tấu thính phòng Việt Nam 2019: Để lại nhiều kinh nghiệm quý

Thứ Hai 12/08/2019 | 10:31 GMT+7

VHO- Sau một tuần tranh tài cùng với đó là sự làm việc công tâm của hội đồng giám khảo, tối qua 11.8 cuộc thi âm nhạc quốc tế Violon và Hòa tấu thính phòng Việt Nam 2019 đã khép lại trong nhiều tiếc nuối cùng với đó là những xúc cảm của khán giả về một cuộc thi mang tầm quốc tế.

Cuộc thi âm nhạc quốc tế Violon và Hòa tấu thính phòng Việt Nam 2019 đã đi đến chặng cuối cùng với nhiều kết quả tốt đẹp. Tham dự cuộc thi lần này, các thí sinh của Việt Nam và quốc tế đã thể hiện những tiết mục trình diễn với tính chuyên nghiệp cao, tạo được những ấn tượng mạnh mẽ tới khán thính giả.

Được biết, đây là lần thứ nhất cuộc thi được tổ chức trong phòng hòa nhạc mới của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Các thí sinh cũng đã có những ngày thi đấu sôi nổi. Đặc biệt, vòng chung kết đã diễn ra với các tiết mục trình diễn của các thí sinh cùng dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời, một trong những dàn nhạc tốt nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình dự thi của các thí sinh được giám khảo đánh giá có chất lượng tương đương với chương trình của các cuộc thi lớn.

Dù lần đầu được tổ chức tại Việt Nam nhưng cuộc thi đã thu hút tới 63 thí sinh đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, số thí sinh Việt Nam tham dự chiếm 1/3 trên tổng số. Tuy số lượng thí sinh của Việt Nam chưa thực sự áp đảo nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho cuộc thi mang tầm quốc tế được tổ chức tại nước ta.

Nhận định về tính chất chuyên môn của cuộc thi, hội đồng giám khảo đều thống nhất khẳng định rằng, chất lượng thí sinh của cuộc thi đạt ở mức cao, đồng đều và hấp dẫn. Nhiều tiết mục dự thi của các thi sinh đã được thể hiện có đẳng cấp như một nghệ sĩ thực thụ.

Với mục đích là cơ hội cho những thí sinh Việt Nam có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nên câu chuyện không nhiều thí sinh chủ nhà có giải cao không phải là câu chuyện đáng buồn. Nhưng đây cũng sẽ là dịp để chúng ta rút ra những bài học về công tác đào tạo nhằm giúp thí sinh cải thiện khả năng chơi nhạc cụ. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chia sẻ, tình trạng chung của đào tạo âm nhạc ở Việt Nam hiện nay là chúng ta đang đào tạo theo hệ thống từ nhiều năm nay. Thực sự khi chúng ta bước vào hội nhập thế giới một cách sâu rộng thì chúng ta chưa kịp đổi mới chương trình cũng như giáo trình giảng dạy. Mặc dù đã cử nhiều giảng viên, nghệ sĩ đi đào tạo tu nghiệp ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada, tuy nhiên, hệ thống đào tạo nói chung chưa kịp chuyển mình theo kịp thế giới. Dù vậy, với hệ thống này chúng ta đang tạo ra một thế hệ nghệ sĩ giảng viên được đào tạo rất bài bản.

“Thế hệ học trò hiện nay tham gia trong các cuộc thi khu vực, thế giới cũng như cuộc thi trong nước đa số vẫn là các thí sinh nhỏ tuổi và có nhiều cơ hội giành giải nhiều hơn. Còn lứa tuổi lớn có một thực tế là những em đến tuổi phát triển thì hay chọn đi du học nước ngoài và khi tổ chức các cuộc thi ở trong nước thường vào các tháng hè của Việt Nam nên các em ít có cơ hội được về tham gia, vì vậy khả năng giành giải cao ở các tuổi lớn là khó. Với cuộc thi này chắc chắn chúng ta cũng khó có thí sinh đoạt giải cao, vì đây là lần đầu tiên và với tinh thần của cuộc thi này tôi muốn mang một sân chơi đẳng cấp quốc tế đến để các thí sinh của Việt Nam được tiếp xúc, cọ xát để học hỏi, tìm hiểu thêm về mô hình của các cuộc thi quốc tế khác. Việc đào tạo của chúng ta hiện nay đang nặng về vấn đề truyền nghề, lý thuyết, đào tạo thiên về kỹ thuật, xử lý nhưng chúng ta trong phần đào tạo thiếu phần thực hành biểu diễn”, ông Tuấn nhìn nhận.

Với những bài học nêu ra ông Tuấn khẳng định trong năm học mới, công tác đào tạo của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi. Theo đó, nếu như những năm trước, sinh viên chỉ thi trong khoa thì năm nay, các em sẽ được đẩy lên phòng hòa nhạc, phòng lớn hơn và biểu diễn trước nhiều khản giả. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được trải nghiệm như một buổi biểu diễn chứ không đơn thuần chỉ là phòng học có thầy, trò và hội đồng chấm thi nữa.

Còn với cuộc thi này, vẫn nặng về vấn đề tạo ra một sự kiện, dấu ấn, cú hích trong đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức các cuộc thi âm nhạc quốc tế ngay tại Việt Nam để những giám khảo tài năng, đáng kính, các thí sinh tài năng trên khắp thể giới có thể đến đây tranh tài. Qua những cuộc thi như vậy, các thí sinh sẽ trưởng thành hơn và có khả năng cao tranh được giải ở các cuộc thi mang đẳng cấp quốc tế. 

 ĐÌNH NAM, THANH NGỌC; ảnh: HÒA NGUYỄN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top