Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Làm gì để học tốt “chữ khó nhớ”?

Thứ Hai 12/08/2019 | 10:23 GMT+7

VHO- Tại Hội thảo quốc tế “Giảng dạy tiếng Hán và nghiên cứu văn học Việt - Hoa” diễn ra tại TP.HCM vừa qua, các chuyên gia và giảng viên cho hay, việc giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên tại nhiều trường đại học (ĐH) đang gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, giới nghiên cứu gặp không ít khó khăn trong việc triển khai nghiên cứu dòng văn học Việt - Hoa.

Hội thảo thu hút đông đảo giới nghiên cứu học thuật đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ

 Hội thảo do Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Thái Lan, Myanmar và nhiều trường ĐH, viện nghiên cứu trong cả nước.

TS Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trưởng Ban tổ chức cho biết, những năm gần đây, toàn cầu hóa trở thành xu thế chung của toàn thế giới. Xu hướng này làm cho các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng nhu cầu xã hội đối với lực lượng lao động chuyên môn thuộc mảng ngôn ngữ văn hóa nước ngoài, trong đó có ngôn ngữ văn hóa Hán. Hội thảo là diễn đàn nhằm công bố, giới thiệu các thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học; nơi trao đổi, cọ xát các quan điểm học thuật; đồng thời cũng là nơi thiết lập và tăng cường sự hợp tác trong việc giảng dạy tiếng Hán và nghiên cứu văn học Việt - Hoa ở tầm quốc gia và quốc tế. Hội thảo không chỉ có tác dụng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học mà còn nâng cao hiệu quả giảng dạy trong nhà trường.

Theo các chuyên gia, văn học Việt - Hoa có lịch sử phát triển lâu đời, ảnh hưởng đối với văn học Việt Nam hết sức sâu sắc. Theo cùng tiến trình lịch sử của TP.HCM, dòng văn học này trải qua rất nhiều thăng trầm với những giai đoạn khác nhau. Những đóng góp của dòng văn học người Hoa TP.HCM vào sự phát triển của dòng văn học Việt Nam nói chung, văn học TP.HCM nói riêng trong suốt nhiều thế kỷ là một vấn đề khoa học cần thúc đẩy nghiên cứu. PGS.TS Nguyễn Đình Phức, Trưởng Khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn cho hay: “Trong một thời gian dài con người sử dụng chữ Hán làm phương tiện biểu đạt, nhưng lại không có ý thức sưu tầm và giữ gìn, cho nên hiện giới nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai nghiên cứu dòng văn học này, đặc biệt là các vấn đề thuộc giai đoạn từ năm 1900 đến 1975”.

Nhận định về việc giảng dạy chữ Hán trong các trường ĐH, đa số các chuyên gia cho rằng hiện sinh viên đang gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ này. Nghiên cứu của NCS Huỳnh Cảnh Quân - Trường Hoa văn thương mại TP.HCM và ThS Hà Ngọc Phước, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, trên thực tế, việc đào tạo khả năng sử dụng ngôn ngữ trong môi trường giảng dạy ngoại ngữ không hề dễ dàng, đây cũng là một trong những vấn đề nan giải trong việc giảng dạy khẩu ngữ tiếng Hoa tại các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay.

Bàn về sự dung hòa giữa ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành - trường hợp môn “Tiếng Hán thương mại” trong các trường ĐH ở Việt Nam, ông Phùng Nguyễn Trí Thông, ĐH Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc và cộng sự đã nghiên cứu và cho biết, tiếng Hán thương mại là một ngôn ngữ chuyên ngành, là loại hình đặc biệt trong giảng dạy tiếng Hán như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Hán thương mại là con đường chủ yếu để người nước ngoài tìm hiểu về văn hóa và sự phát triển kinh tế hiện đại của Trung Quốc. Thông qua kỹ năng ngôn ngữ kết hợp với kiến thức thương mại và truyền bá văn hóa để rút ngắn khoảng cách giữa các nước trên thế giới với Trung Quốc. Sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhu cầu về tiếng Hán thương mại trong phạm vi toàn thế giới, vì thế hoạt động giảng dạy về tiếng Hán thương mại sẽ đối mặt với càng nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển hơn.

Theo lý giải của TS Zhang Li Yun, Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Đài Loan, Đài Loan, chữ Hán mang đặc điểm “chữ nhiều khó nhớ, hình dạng nhiều khó viết, âm nhiều khó đọc”, đặc biệt hình dạng phức tạp, nhiều thay đổi, thông qua hệ thống nét bút và bộ kiện khác nhau tổ hợp thành chữ hoàn chỉnh theo mấy mươi mô thức khác nhau, hoàn toàn khác biệt so với hệ thống chữ La tinh vừa ít chữ cái vừa ít nét của Việt Nam, cho nên việc học chữ Hán với sinh viên Việt Nam thực sự là một thách thức lớn. 

THÙY TRANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top