Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đề nghị bảo tồn nguyên trạng một phần cầu Bình Lợi

Thứ Sáu 09/08/2019 | 10:56 GMT+7

VHO- UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất bảo tồn nguyên trạng một phần cầu đường sắt Bình Lợi (phía bờquận ThủĐức) nhằm lưu giữ các giá trị lịch sử và văn hóa của cầu đường sắt Bình Lợi, phục vụ phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học…

 Hai nhịp cầu 1 và 2 giáp bờ quận Thủ Đức được thống nhất đề xuất bảo tồn nguyên vẹn

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, cầu đường sắt Bình Lợi được xây dựng từ những năm đầu 1900, có chiều dài 280,4m bắc qua sông Sài Gòn, hiện hữu nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức. Năm 1902, cầu đưa vào khai thác gồm 6 nhịp dàn thép vòm mạ cong, mặt cầu được thiết kế đi cùng đường sắt – đường bộ. Đến năm 1963, do sức tàn phá của chiến tranh, nhịp 5 (62m) của cầu bị hư hỏng nặng và được thay thế bằng 2 nhịp thép giản đơn 2x31m, dẫn đến sơ đồ nhịp cầu thay đổi thành 7 nhịp.

Tới năm 1975, nhịp 4 của cầu cũng bị chiến tranh làm hư hỏng và được thay bằng nhịp dàn thép thẳng, khác với lúc đầu là thép vòm mạ. Từ năm 2006 đến nay, 2 nhịp giản đơn 2x31m (thay thế nhịp 5 trước đây) tiếp tục được thay thế bằng một nhịp dàn thép thẳng 62m. Qua đó, đưa sơ đồ nhịp cầu trở lại 6 nhịp nguyên bản như ban đầu. Tuy nhiên, kết cấu của nhịp 4 và 5 đã thay đổi hình dạng bằng nhịp dàn thép thẳng, không phải nhịp nguyên dạng ban đầu. Bên cạnh đó, bên phải đường ray gần chân cầu theo hướng từ quận Thủ Đức sang quận Bình Thạnh còn tồn tại một tháp canh lâu đời, trên vách tường hướng ra bờ sông của tháp canh còn hiện rõ ô đắp chữ nổi “Binh Loi Octobre 1948”.

Ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, hiện việc xây dựng mới cầu đường sắt Bình Lợi sắp được hoàn thành. Theo dự án được Bộ GTVT phê duyệt, sau khi xây dựng xong cầu đường sắt Bình Lợi mới, cầu đường sắt Bình Lợi cũ sẽ bị tháo dỡ để đảm bảo luồng giao thông thủy trên sông Sài Gòn. Lo ngại công trình mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa sẽbị “xóa sổ”, nhiều đơn vị và người dân thành phố đề nghị nên giữ lại một phần cầu đường sắt Bình Lợi, bởi hình ảnh cây cầu sắt đầu tiên vượt sông Sài Gòn đã ăn sâu trong ký ức bao thế hệ người dân thành phố và các vùng lân cận, như một chứng nhân của lịch sử, từng chứng kiến bao thăng trầm của thời cuộc, mang trên mình những “thương tích” qua hai cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, xét về tính nguyên trạng, hiện chỉ có nhịp 1 (22m), nhịp 2 (40m), nhịp 3 (62m) và nhịp 6 (22m) của cầu còn giữ được nguyên hình dạng vòm vành lược của Pháp xây dựng trước đây, tuy nhiên nhiều chi tiết thép đã được thay thế qua các thời kỳ. Do đó việc bảo tồn nguyên trạng một phần cầu đường sắt Bình Lợi, gồm phần đầu cầu và một nhịp cầu quay tiếp giáp bờ sông Sài Gòn thuộc quận Thủ Đức và tháp canh còn hiện rõ ô đắp chữ nổi “Binh Loi Octobre 1948” là cần thiết, nhằm lưu giữ lại dấu tích của cầu đường sắt gắn với không gian sông nước để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt và phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

Mới đây UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất thống nhất phương án bảo tồn nguyên trạng một phần cầu đường sắt Bình Lợi. Cụthể, bảo tồn nguyên trạng hai nhịp cầu (trong đó có một nhịp quay) và một tháp canh phía quận Thủ Đức. Nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo tồn sẽ do UBND TP.HCM bố trí. Trao đổi với Văn Hóa, đại diện SởVHTT TP.HCM cho biết, hiện Bảo tàng TP.HCM đã thực hiện khảo sát và quay phim ghi hình cầu đường sắt Bình Lợi để lưu giữ phục vụ công tác bảo tồn, phục vụ nghiên cứu khoa học. Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (đơn vị quản lý cầu) cũng sẽ hỗ trợ Bảo tàng thu thập thông tin, tài liệu và hồ sơ thiết kế cầu.

Ngoài ra, các đơn vịcũng đềxuất sau khi hoàn thành tháo dỡ cầu đường sắt Bình Lợi, nên giao phạm vi khu vực phía bờ quận Bình Thạnh cho Khu Quản lý đường thủy nội địa nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường thủy của thành phố. Bên cạnh đó, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cần có kế hoạch bảo tồn các kết cấu của cầu Bình Lợi sau khi được tháo dỡ.

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top