Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Khánh Hòa:  Cần quản lý chặt du lịch “chui”

Thứ Tư 19/06/2019 | 09:57 GMT+7

VHO- Mặc dù các hoạt động du lịch “chui” ở xã đảo Điệp Sơn (vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã bị UBND tỉnh Khánh Hòa nghiêm cấm. Tuy nhiên, hiện các loại hình du lịch “chui” như: đưa khách ra đảo bằng tàu cá, lập điểm du lịch “chui” đón khách, chèo kéo du khách bán vé lừa đảo…

là thực trạng đang diễn ra.

 Gần đây nhất là ngày 15.6, một nhóm khách 15 người đi du lịch “chui” trên tàu cá ra cụm đảo Điệp Sơn tham quan và gặp nạn, làm 3 người chết. Dư luận cho rằng, công tác quản lý du lịch tại địa phương còn tồn tại nhiều bất cập, nếu tình trạng du lịch “chui”, “bịp” tại đây không được chấn chỉnh kịp thời sẽ còn gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.

 

 Một tàu gỗ chở khách du lịch mắc cạn ở Vạn Giã

Du lịch “chui”, “bịp” tràn lan

Trong vai một du khách ra cụm đảo Điệp Sơn - nơi được biết với phong cảnh hoang sơ, với con đường cát giữa biển nổi tiếng. Vừa đến cầu cảng Vạn Giã (huyện Vạn Ninh), chúng tôi tận mắt chứng kiến nhiều điểm bán vé ra tham quan cụm đảo này, có cả điểm bán vé “chui”. Thấy chúng tôi, một số nhân viên du lịch chạy đến vây quanh, chào mời, “chèo kéo”. Chọn một điểm bán vé “bắt mắt” đi Điệp Sơn bên tay trái một Đồn Biên phòng Vạn Giã để mua vé, chúng tôi hỏi “vé ở đây giá thế nào”, “dịch vụ có đảm bảo như thông tin quảng cáo không”? Một nhóm nhân viên nhao nhác trả lời: “Chúng tôi cam kết sẽ đưa đến nơi như yêu cầu, có con đường cát giữa biển, lặn biển ngắm san hô và nhiều dịch vụ khác”. Sau khi thanh toán tiền và được giao vé, nhưng trên vé lại không in thông tin rõ ràng.

Dù có không ít du khách mua vé ra đảo Điệp Sơn nhưng thực chất chỉ là điểm du lịch tự phát, không phải đảo Điệp Sơn như quảng cáo với con đường cát giữa biển. Nhưng phát hiện thì đã muộn đành “cắn răng” chấp nhận.

Nhiều người dân ở Vạn Giã (Vạn Ninh) cho biết: Hầu hết khách ở xa đến dễ bị “chèo kéo”, “bị lừa”. Theo tìm hiểu của phóng viên, điểm bán vé trên là của Công ty TNHH Du lịch Thái Trần (Công ty Thái Trần). Điểm du lịch tự phát của Công ty Thái Trần có lều trại, điểm trả khách tại phía bắc đảo Hòn Bịp (cụm đảo Điệp Sơn).

Ca nô du lịch Thái Trần tại Vạn Giã

Theo một cán bộ Biên phòng đang tuần tra tại cụm đảo Điệp Sơn cho biết: “Công ty Thái Trần chở khách ra đảo, gặp chỗ nào thì thả khách chỗ đó gây khó khăn cho công tác quản lý. Hiện nay, Công ty Thái Trần có 2 điểm đón - trả khách (trong bờ bên cạnh Đồn Biên phòng và ngoài đảo Hòn Bịp), hai điểm này không có giấy phép bến bãi”.

Theo người dân địa phương, không chỉ nhiều điểm du lịch tự phát trên cụm Điệp Sơn xuất hiện, nơi đây còn có các tàu cá tham gia chở khách ra đảo chơi rất nguy hiểm. Tình trạng này rất phổ biết. Lý do việc thuê tàu cá đi du lịch phổ biến là bởi giá rẻ và bớt được chi phí. Theo đó, thuê một chiếc tàu cá chở 15-20 người ra đảo chơi chỉ mất 400.000 đến 500.000 đồng/ngày, trong khi đi ca nô mất 3 đến 4 triệu. Do giá rẻ nên nhiều người lợi dụng tàu cá để hoạt động du lịch trái phép.

Du lch "chui", "bp" lộng hnh

Ông Trần Kim Bảo, Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh khẳng định: Ngày 15.6, vụ việc một gia đình (15 người) đi du lịch trên tàu cá cụm đảo Điệp Sơn và gặp nạn trên vịnh Vân Phong, làm 3 người chết là rất nghiêm trọng. Hiện nay, nguyên nhân vụ lật tàu cá chở khách du lịch đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.

Vé du lịch ra đảo Điệp Sơn

Theo ông Bảo, hiện nay, trên khu vực đảo Điệp Sơn, UBND huyện Vạn Ninh chỉ cho phép 2 công ty kinh doanh du lịch (theo diện thuê đất, làm du lịch) là: Công ty TNHH Du lịch Nha Trang Đông Đô (Nha Trang Đông Đô), được kinh doanh du lịch tại Hòn Ó, Hòn Quạ (thôn Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh); Công ty CP Sơn Nam (Sơn Nam) thuê đất và mặt nước kinh doanh du lịch tại Hòn Bịp (thôn Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh).

“Ngoài 2 đơn vị trên, UBND huyện Vạn Ninh không cho đơn vị nào khác kinh doanh du lịch trên cụm đảo Điệp Sơn. Công ty Nha Trang Đông Đô và Công ty Sơn Nam đã hoạt động và có điểm bán vé tham quan cụm đảo Điệp Sơn theo quy định”, ông Trần Kim Bảo cho biết thêm.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết: Hiện nay, việc quản lý hoạt động du lịch tại cụm đảo Điệp Sơn, UBND tỉnh Khánh Hòa giao UBND huyện Vạn Ninh trực tiếp quản lý. Vụ việc tàu cá chở khách du lịch tham quan trên cụm đảo này là trái với quy định. Sự việc trên diễn ra trên địa bàn huyện Vạn Ninh thì phía địa phương phải chịu trách nhiệm.

Theo bà Thanh, trước đây tình trạng “chặt chém”, “chèo kéo”, làm du lịch trái phép trên cụm đảo Điệp Sơn đã diễn ra. Sở Du lịch đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, chấn chỉnh xử lý. Hiện nay, một số thông tin cho rằng, tình trạng hoạt động du lịch “bịp”, “chui” tại cụm đảo này lại tiếp diễn. Trước mắt, UBND huyện Vạn Ninh – đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm kiểm tra, chấn chỉnh. Sở Du lịch cũng sẽ báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa về tình trạng hoạt động du lịch chui trên địa bàn Vạn Ninh để có kế hoạch kiểm tra xử lý theo quy định. 

XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top