Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Trách nhiệm này cũng thuộc về giới mỹ thuật?

Thứ Hai 10/06/2019 | 11:04 GMT+7

VHO- Thật ra, không hẳn là không ai biết câu chuyện về hai bức phù điêu khổ lớn nằm trên bức tường phía sau nhà dạy hình họa của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) bị “nhốt” chặt từ nhiều thập niên qua. Thậm chí có nhiều người biết rất rõ giá trị quý hiếm của nó, và đã từng lên tiếng kiến nghị khá quyết liệt với mong muốn được “giải toả”, tạo điều kiện cho công chúng Thủ đô, du khách trong, ngoài nước chiêm ngưỡng. Nhưng rồi chắc có lẽ vì “lực bất tòng tâm” nên đành phải ngậm ngùi im lặng.

 Nói vậy để thấy rằng vấn đề của hai bức phù điêu này đã được đặt ra một cách riết róng chứ không phải bây giờ mới được “khai quật” như một số ý kiến đã đề cập. Còn nhớ cách đây không xa lắm, khoảng chừng mười lăm năm đổ lại, khi đó ông Trần Khánh Chương là đương kim đại biểu Quốc hội khoá XI. Nếu nhớ không nhầm thì ông là một trong những người đầu tiên “khởi xướng” đề nghị chính quyền địa phương, Bộ, ngành trực tiếp liên quan và gián tiếp cần vào cuộc xem xét, giải quyết đặng trả lại không gian cho hai bức phù điêu ấy. Sau rồi Sở VHTT Hà Nội và Bộ VH-TT (nay là Bộ VHTTDL) cũng đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị có phương án “trả lại” hai bức phù điêu trên để nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu với công chúng bởi nó rất có giá trị.

Song cái sự “đòi” này cũng chẳng đi đến đâu cả... Cũng cách đây vài năm thôi, khi thấy Bộ Công an đập bỏ dãy nhà cấp 4, dãy nhà áp sát với bức phù điêu, như thấy được cơ hội “ngàn năm có một”, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã làm văn bản xin cho cán bộ, sinh viên của trường sang đổ khuôn để phục dựng phiên bản hai bức phù điêu ấy. Nhưng cũng không hiểu vì sao “người láng giềng” không hồi âm.

Trong giới nghiên cứu mỹ thuật đều biết khá tường về giá trị của hai bức phù điêu ra đời cách nay gần ngót thế kỷ này. Và dường như ai cũng muốn nó được bảo tồn nguyên trạng, nguyên vị trí ra đời của nó để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, giới thiệu tới khách tham quan. Bằng không thì cho di chuyển vào bảo tàng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, câu chuyện “đòi lại” hai bức phù điêu ấy cũng chỉ được xới lên trong một thời gian ngắn, sau thấy không chuyển dịch được suy nghĩ của bên án ngữ, nên tự mình cho “chìm xuồng”.

Là tác phẩm của thế hệ đi trước để lại, hơn nữa chứa đựng rất nhiều giá trị không chỉ về mỹ thuật mà còn là lịch sử, văn hoá... thế nhưng những người có trách nhiệm trong giới, trong hội lại tỏ ra chưa quyết liệt kiến nghị với cấp có thẩm quyền để “đòi lại” cái thuộc về mình. Đó phải chăng cũng là có lỗi của giới mỹ thuật hay sao? Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm thích hợp để giới mỹ thuật và cả những người yêu quý hội họa nước nhà cần chung tiếng nói khẩn thiết hơn, “đeo bám” hơn để cấp có thẩm quyền tường xét “trả lại” những giá trị vốn có của hai bức phù điêu.

NGUYỄN THANH SƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top