Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Di sản văn hóa là vốn quý của quốc gia

Thứ Ba 04/06/2019 | 17:46 GMT+7

VHO- Là một trong những địa phương có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội, nổi bậc là việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử của những năm gần đây, phóng viên Báo Văn Hóa có cuộc phỏng vấn NSƯT Huỳnh Văn Hùng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Đà Nẵng về những thành tựu mà Đà Nẵng đạt được trong lĩnh vực văn hóa.

PV: Thưa ông, thời gian qua Đà Nẵng được nhắc đến với nhiều danh hiệu: TP đáng sống, TP 4 an, TP môi trường … trong đó đời sống văn hóa cũng ngày một nâng cao, ông hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến những thành tựu này?

Thành phố Đà Nẵng vừa mới tổ chức sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) 33/NQ-TW ngày 9.6.2014 của Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Triển khai thực hiện Quyết định 22/QĐ-TTg, về việc đánh giá phong trào thời gian qua và triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong giai đoạn mới. Trong 5 năm qua, đời sống văn hóa ở Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực đáng được ghi nhận.

Hải Vân Quan được xếp hạng di tích quốc gia là kết quả của sự nỗ lực giữa ngành văn hóa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế

Chúng tôi căn cứ QĐ của Thủ tướng CP và hướng dẫn của Bộ VHTTDL để triển khai cụ thể đến từng địa phương, đơn vị. Có 7 Bộ tiêu chí, gồm: Gia đình văn hóa; tổ văn hóa; thôn văn hóa; xã, phường văn hóa; doanh nghiệp, cơ quan văn hóa; … chúng tôi đã cụ thể hóa và xây dựng những tiêu chí để đánh giá, bình chọn cuối năm một cách xác thực. Bên cạnh đó ngành văn còn tham mưu, quy hoạch các thiết chế văn hóa trên địa bàn từ TP đến các thôn, tổ dân phố, khu dân cư. Có hẳn một đề án đã trình lãnh đạo thành phố phê duyệt, đó là Trùng tu, tôn tạo, phục hồi, phát huy giá trị các di sản văn hóa. 

Hải Vân Quan đang đổi thay từng ngày

Tại Đà Nẵng, 2 năm (2015-2016) đã chọn chủ để năm Văn hóa văn minh đô thị, từ đó đã làm được rất nhiều việc; trong đó có những việc trước mắt và những việc lâu dài. Việc trước mắt là chúng tôi đã tham mưu và tập trung xử lý 3 điểm nóng. Một là, đối tượng lang thang xin ăn và xin ăn biến tướng. Hai là đối tương quảng cáo rao vặt. Ba là đối tượng đeo bám, chèo kéo khách du lịch để mua bán hàng.

Tháng  3.2018, Thành Điện Hải trở thành Di tích quốc gia đặc biệt

Còn về lâu dài, ngành văn hóa đã có kế hoạch xây dựng nếp sống văn hóa trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học, cộng đồng, khu dân cư, trong doanh nghiệp, trong giao thông… Theo tôi, thời gian qua, nhờ thực hiện NQ 33 cũng như QĐ 22 một cách nghiêm túc thì nếp sống văn hóa, con người văn hóa ở Đà Nẵng được nâng cao rõ rệt; giữ được nếp sống thân thiện, cởi mở, thật thà thẳng thắng của người xứ Quảng. Và cũng không phải ngẫu nhiên TP Đà Nẵng được chọn để tổ chức nhiều sự kiện quốc tế, quốc gia, như Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Sự kiện thể thao bãi biển châu Á ABG 5, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 (tháng 11-2017), Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng hàng năm...

 Lễ hội Cầu Ngư truyền thống tại Đà Nẵng trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

PV: Về lĩnh vực di sản, Đà Nẵng được xem là nơi rất chú trọng trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy di sản văn hóa, lịch sử đang có trên địa bàn?

Phải nói trong vòng 3 năm nay, được sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ VHTT&DL, Đà Nẵng đã gặt hái nhiều thành tựu chưa từng có về bảo tồn và gìn giữ di tích, di sản văn hóa, lịch sử. Khó có thể quên, chiều 24.5.2017, lãnh đạo Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và kiến trúc nghệ thuật đối với Hải Vân Quan. Sự kiện này đã nói lên ý thức trách nhiệm của ngành văn hóa, của chính quyền 2 địa phương và nhất là sự đoàn kết để cùng chung tay gìn giữ, cứu thoát sự hoang phế của Hải Vân Quan và giờ đây 2 địa phương cùng dốc sức và bỏ kinh phí để nghiên cứu, trùng tu, tôn tạo (dự kiến hoàn thành cuối năm 2019) và phát huy, khai thác giá trị của di sản. 

Nếu như ngày 25.12.2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 2082/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt VIII) năm 2017. Theo đó, Di tích lịch sử Thành Điện Hải (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là 1 trong 9 di tích của cả nước được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt đợt này. Thì đúng một năm sau, ngày 24-12-2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1820/QĐ-TTg xếp hạng di tích cấp quốc gia danh thắng Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đây là những sự kiện hy hữu, ít có ở các địa phương khác.  

Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt

Một sự kiện khác, ngày 7.12.2017 Chủ tịch Ban Chấp hành UNESCO, chủ tọa kỳ họp thứ 12, gõ búa thông qua hồ sơ “Nghệ thuật bài chòi Trung bộ của Việt Nam”, chính thức đưa di sản này vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đà Nẵng cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể này. 

Ngành Văn hóa Đà Nẵng cũng đã mạnh mẽ đề xuất lãnh đạo thành phố quan tâm gìn giữ, bảo tồn các di tích, chứng tích có giá trị văn hóa, lịch sử, như Nghĩa trũng Hòa Vang, các đền miếu ở làng chài cổ Nam Ô … khi các doanh nghiệp đặt chân làm khu du lịch. Bởi chúng tôi nghĩ rằng: Di sản là vốn quý của mỗi quốc gia, mà các loại giá trị khác không thể đổi chát, so sánh được.

Bài Chòi miền Trung trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

PV: Ông có thể nói về những hạn chế, mặt tiêu cực trong lĩnh vực văn hóa ở Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung?

Trong xu hướng phát triển văn hóa cũng như kinh tế - xã hội, chúng ta thu được nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng sẽ phát sinh những mặt tiêu cực. Đà Nẵng được gọi là Thành phố đáng sống, nhưng tất nhiên cũng không tránh khỏi những trọng án, một vài vụ phi văn hóa, như cướp, giết, hiếp, trộm cắp, chặt chém khách du lịch… nhưng đó là những tiêu cực không phổ biến; ngành văn hóa và cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, ngăn chặn, xử lý. 

Nhìn chung, hàng ngày chúng ta đọc báo, nghe đài, xem trên trang mạng xã hội thì chúng ta thấy nơi này, chỗ kia những hiện tượng tiêu cực. Nếu nhìn phiến diện từ những góc độ tiêu cực thì thấy xã hội quá nhiều phức tạp, các giá trị đạo đức bị mai một, xuống cấp. Hiện nay một số cơ quan thông tấn, trang mạng chỉ tập trung phản ánh những mặt trái, những mảng tối của xã hội, nên một số người đọc, người xem nhìn nhận theo hướng tiêu cực. Nhưng thực tế, trong xã hội còn rất nhiều tập thể tốt, rất nhiều người tốt, tử tế, độ lượng và nhân văn; cái đó mới là chủ đạo, mới là giá trị thực trong quá trình mọi người, mọi địa phương, mọi tập thể đang dày công xây dựng xã hội văn hóa. 

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!


N.D. (thực hiện)
 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top