Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Hành động vì trẻ em không hút thuốc lá

Thứ Bảy 01/06/2019 | 01:51 GMT+7

VHO- Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của “nạn” thuốc lá: 15 triệu ngòi thường xuyên sử dụng thuốc lá, cướp đi mạng sống của khoảng 40.000 nghìn người mỗi năm, chi phí cho 25 loại bệnh có liên quan tới thuốc lá là 24 ngàn tỉ đồng nhưng thuế thu được từ ngành công nghiệp thuốc lá chỉ là 12 ngàn tỉ đồng…

Trong khi đó giá thuế và giá thuốc lá ở Việt Nam vẫn rất rẻ, hành vi hút thuốc được xã hội chấp nhận rộng rãi. Các vi phạm về quảng cáo khuyến mại và hút thuốc nơi công cộng còn phổ biến. Đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo Thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể nhằm thực thi hiệu quả Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá do Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) tổ chức ngày 31.5 tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức với sự hỗ trợ của Tổ chức Chiến dịch Hành động vì trẻ em không thuốc lá.

Nhiều người trẻ đã tiếp cận với thuốc lá (ảnh minh họa)

Tại hội thảo, PGS.TS Hoàng Văn Tú – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp cho biết, đây là dịp để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý chia sẻ các nghiên cứu về tác hại của thuốc lá. Trong đó, các ý kiến cho rằng cần phải hạn chế các doanh nghiệp quảng bá, tìm mọi cách để bán hàng, thu lợi nhuận mà lý giải của doanh nghiệp là góp phần phát triển kinh tế đất nước. Nhưng kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức cho thấy tác hại của thuốc lá là vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng tới bệnh tim mạch, phổi, não… Cần tổ chức nhiều hội thảo về tác hại của thuốc lá để lan tỏa ảnh hưởng của nó đến cộng đồng người dân và toàn xã hội, để làm sao mọi người cùng góp sức, hạn chế tối đa tác hại của thuốc lá…

Việt Nam đã thông qua Công ước về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (FCTC) từ năm 2004, trong đó yêu cầu các thành viên phải có các biện pháp như nâng cao nhận thức về các chiến lược của ngành công nghiệp thuốc lá, không nhận tài trợ hay hỗ trợ của các doanh nghiệp thuốc lá, các doanh nghiệp và đại lý thuốc lá nên bị cấm tham gia các hoạt động trách nhiệm xã hội, không khuyến khích hỗ trợ tài chính, giảm thuế hoặc trợ cấp cho ngành công nghiệp thuốc lá. … Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa thực thi hiệu quả.

Theo TS.Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm RTCCD, ngành công nghiệp thuốc lá tại Việt Nam vẫn được ghi nhận như một ngành kinh tế có đóng góp, bất chấp những bằng chúng về tác động tiêu cực… về kinh tế của việc sử dụng thuốc lá. “Do vậy, cần xem xét tiến tới việc cấm hoàn toàn các hoạt động “trách nhiệm xã hội” của các công ty thuốc lá, không nhận tài trợ của ngành công nghiệp thuốc lá, ngành công nghiệp thuốc  phải được theo dõi, giám sát”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Thông điệp ngày thế giới không thuốc lá (31.5) năm 2019 là "Đừng để thuốc lá lấy đi hơi thở của bạn", WHO kêu gọi và khuyến khích cha mẹ và các nhà lãnh đạo cộng đồng thực hiện các bước để bảo vệ sức khỏe của gia đình, cộng đồng bằng cách thông báo về tác hại của thuốc lá và phòng tránh những tác hại do thuốc lá gây ra.

NGUYỄN AN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top