Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng tiềm năng

Thứ Hai 22/04/2019 | 10:59 GMT+7

VHO-Như Văn Hóa điện tử đã đưa tin, làm việc với Thành ủy TP.HCM về kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn TP.HCM vào ngày 20.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: “TP.HCM đã đặt văn hóa ngang bằng với kinh tế và chính trị, thế nhưng đầu tư cho văn hóa còn chưa tương xứng so với tiềm năng hiện có của thành phố”. Tham dựcuộc họp cóThứtrưởng BộVHTTDL Trịnh ThịThủy vàđại diện lãnh đạo nhiều Ban, Bộ, ngành...

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao đổi với các đại biểu

 Còn nặng về kinh tế, xem nhẹ văn hóa

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, qua 5 năm thực hiện, nhận thức về vai trò của văn hóa trong đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, về trách nhiệm xây dựng và phát triển văn hóa, con người của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân thành phố được nâng lên. Giai đoạn 2016-2019, thành phố đã bố trí vốn cho 76 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa với tổng vốn đầu tư trên 9.285 tỉ đồng và số vốn kế hoạch đã giao là hơn 2.253 tỉ đồng. Đời sống văn hóa ở cơ sở được cải thiện và nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy… tạo môi trường văn hóa lành mạnh, sinh động trong đời sống nhân dân. Hoạt động văn học – nghệ thuật phong phú, hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được củng cố, thiết chế văn hóa dành cho nghệ thuật chuyên nghiệp có bước phát triển… đặc biệt TP.HCM coi trọng và xác định đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, ông Tuyến cho rằng những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa của thành phố còn chưa tương xứng và ngang tầm với vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển của thành phố. Đầu tư cho thiết chế văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, vai trò quản lý nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, việc quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chưa gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Nhiều chương trình, dự án còn nặng về lợi ích kinh tế, xem nhẹ yếu tố văn hóa, môi trường…

Cần tạo sự chuyển biến rõ nét

Góp ý cho TP.HCM trong việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đề nghị thành phố cần quan tâm và tạo sự chuyển biến rõ nét về xây dựng môi trường văn hóa, ứng xử văn hóa trong gia đình… Quan tâm đến những biểu hiện có xu hướng xuất hiện trong đời sống hiện nay và chủ động giải pháp giải quyết những biểu hiện có khuynh hướng tiêu cực, lệch lạc trong đời sống văn hóa… Chú trọng thực hiện nhiệm vụ xây dựng ngành công nghiệp văn hóa, quan tâm và chỉ đạo nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW tương xứng với tiềm năng kinh tế của thành phố.

Ghi nhận và đánh giá cao kết quả của TP.HCM trong thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho rằng, thành phố có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đầu tư đáng kể cho văn hóa… Tuy nhiên, so với vị trí và tiềm lực kinh tế của thành phố, sự đầu tư cho văn hóa rõ ràng là còn chưa tương xứng. Là đô thị đặc biệt, đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng sau bao nhiêu năm đổi mới TP.HCM chưa có một “thánh đường” nghệ thuật nào xứng tầm. Trong khi đó, một số thiết chế được xây dựng trước đây như Nhà hát Hòa Bình hay Nhà hát Bến Thành bị lấn chiếm thành nhà hàng, quán cà phê, nơi tổ chức đám cưới… Nhìn thẳng vào cũng thấy cái mới xây được còn ít hơn so với cái mất đi. Hệ thống bảo tàng và thư viện chưa có thiết chế nào xứng đáng là niềm tự hào của người dân thành phố. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng chưa có điểm sáng trong văn hóa chính trị, dù nhận thức đã đặt văn hóa ngang bằng với kinh tế và chính trị, coi sự “văn minh, nghĩa tình” là nhân tố ngang bằng với xây dựng thành phố “có chất lượng sống tốt”, thế nhưng nhìn lại sự đầu tư cho phát triển văn hóa thời gian qua chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của thành phố. Do đó, TP.HCM cần quan tâm xây dựng văn hóa trên tất cả các lĩnh vực tương xứng với tiềm năng của một đô thị đặc biệt, nhân rộng những mô hình sáng tạo, cách làm hay nhằm đóng góp kinh nghiệm thực tiễn từ cơ sở để Trung ương hoàn thiện chủ trương, chính sách… Ông Võ Văn Thưởng lưu ý, sự suy thoái về kinh tế trong một đến hai năm có thể phục hồi, nhưng sự suy thoái về văn hóa, đạo đức lối sống phải mất nhiều thời gian mới có thể phục hồi. Do đó, trong xây dựng phát triển văn hóa con người luôn đòi hỏi cả việc xây và chống. Trong đó xây là cơ bản nhưng chống phải quyết liệt.

Thẳng thắn nhìn nhận sự đầu tư cho phát triển văn hóa con người chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế của thành phố, còn lúng túng trong triển khai phát triển ngành công nghiệp văn hóa… Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang chia sẻ, không chỉ là đầu tàu kinh tế, TP.HCM còn là bộ mặt của cả nước với mỗi năm đón khoảng 38 triệu lượt khách, thành phố đang đối mặt với nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, quá tải bệnh viện… Để đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân thành phố và cả nước, thành phố sẽ nỗ lực hơn nữa nhằm đưa sự nghiệp phát triển văn hóa của thành phố ngang tầm với vị trí, vai trò của đô thị đặc biệt trong cả nước. 

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top