Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Độc đáo “Nhân diện thư”

Thứ Năm 31/01/2019 | 11:04 GMT+7

VHO- Nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã sáng tạo ra cách viết thư pháp mới “Nhân diện thư” và “Vật điểu thư”. Ông từng lập kỷ lục viết 1.000 bức thư pháp chữ “Long” chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và viết 1.000 chữ “Long” trên chiếc đĩa gốm Chu Đậu lớn nhất Việt Nam...

Thư pháp chào năm mới 2019

Tuổi thơ, ông Lý thuộc Tam Tự Kinh từ khi nói chưa sõi. Thuở nhỏ ông tập viết chữ Nho khi bàn tay cầm bút lông chưa chắc. Học chữ Nho, viết thư pháp từ cha, ông sớm bộc lộ niềm đam mê. Mới 14, 15 tuổi ông thông thạo lĩnh vực này và những bức tranh thư pháp của ông hồi đó được nhiều người biết đến qua một số bức đăng trên Báo Thiếu niên tiền phong. Những năm tháng của người lính trên chiến trường, ông đành phải rời xa sách thánh hiền, bút lông, mực tàu và rồi cả sau này nữa. Tuy nhiên, với ông thư pháp là đam mê, là duyên nợ. Nhiều đêm, ông cầm cây bút lông, mài mực tàu tập vẽ lại những bức thư pháp.

Một ngày đầu xuân năm 1998, ông đến dự cuộc triển lãm tranh của nhà thư pháp nổi tiếng Lê Xuân Hòa ở Văn Miếu. Những bức thư pháp rất đẹp của cụ Hòa làm ông nhớ lại những ngày cùng cha học chữ Nho, luyện thư pháp và ông chợt nhận ra rằng lúc trước những bức thư pháp ông vẽ cũng đẹp không thua những bức ông đang xem là bao. Ông biết trước đây ông vẫn chưa luyện tập một cách thực sự say mê và cần mẫn. Về nhà, ông cất công lên Lạng Sơn, TP Móng Cái để tìm những cuốn sách quý về chữ Hán, về thư pháp và luyện tập ngày đêm. Với niềm say mê thư pháp, ông quên ăn, quên ngủ. Những bức tranh thư pháp ông vẽ ngày càng đẹp hơn. Nhà thư pháp Lê Thiên Lý được những người đam mê thư pháp thừa nhận qua hai cuộc triển lãm tại Festival Huế năm 2006 và 2008. Hai bức thư pháp viết theo lối chữ Triện “Chiếu dời đô” và “Nam Quốc Sơn Hà” hiện đang được để tại đền Đô, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý rất nổi tiếng và được giới chuyên môn đánh giá cao.

Theo nhà thư pháp Lê Thiên Lý, thư pháp Trung Hoa và thư pháp Việt Nam từ xưa gồm 5 lối viết cơ bản: Triện thư, Lễ thư, Khải thư, Thảo thư, Hành thư. Nhà thư pháp Lê Thiên Lý rất băn khoăn và muốn thoát khỏi lối mòn. Mỗi ngày, ông dành từ 16 - 18h để học, luyện và nghiên cứu thư pháp.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý "trình diễn" Nhân diện thư

Sau mấy tháng, ông công bố sáng tạo ra thư pháp: “Nhân diện thư” và “Vật điểu thư”. Hai lối thư pháp này tạo ra sự khai phá kì lạ so với thư pháp đơn thuần. Với “Nhân diện thư”, mỗi nét chữ là một nét mặt nhân vật và tác phẩm đó được biến thể thành nhân vật. Đặc biệt, chữ viết trên bức thư pháp không chỉ giống người thật ở hình thức mà còn thể hiện được nội tâm, tính cách… của nhân vật.

Với lối viết “Vật điểu thư”, mỗi nét chữ lại mang dáng dấp của một con chim hoặc một bông hoa. Nét mềm mại, uyển chuyển của nghệ thuật thư pháp được ông thổi vào những con chim, bông hoa sống động và bay bổng như thật. Hai lối viết thư pháp mới của nghệ nhân Lê Thiên Lý loại bỏ cái thô cứng và khuôn mẫu của cách viết thư pháp trước đó. Sau khi ra đời, lối viết này trở thành hiện tượng của thư pháp đương đại. Sự khác biệt tuyệt vời ở những bức chân dung sống động hay những sinh vật đầy mầu sắc khiến nhiều người say mê, khâm phục.

Hai thể chữ thư pháp mới này đã ngay lập tức gây xôn xao giới thư pháp. Ngoài việc miêu tả nghĩa, loại hình thư pháp mới còn miêu tả thần thái của vật, người. Tên mỗi người phải hiện lên được thần thái của người đó. Tên mỗi loài vật, người ta có thể hình dung vật đó như thế nào. Ông có tài nhận biết thần thái của mỗi người từ gương mặt, cách nhìn, giọng nói để thể hiện hình dáng mỗi người qua những nét chữ tài hoa. Theo nhà thư pháp Lê Thiên Lý, ông đồ là người có tuổi tác, có trình độ uyên thâm về Hán học, đạo đức và cao hơn mọi người về tri thức lý luận chữ nghĩa.

Trước thềm năm mới Kỷ Hợi 2019, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã chuẩn bị những bức thư họa theo phong cách vật điểu thư. Những chú heo ngộ nghĩnh được hiện lên rất sinh động qua nét vẽ tài hoa của người nghệ nhân già. Đây là món quà ông muốn dành tặng mọi người dân nhân dịp Tết đến, xuân về, với mong muốn nhà nhà no ấm, an vui, hạnh phúc…

HẢI ĐĂNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top