Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Lấp “lỗ hổng” trong đào tạo lý luận, phê bình mỹ thuật

Thứ Tư 30/01/2019 | 09:24 GMT+7

VHO- Nếu không đào tạo về lý luận, phê bình mỹ thuật, công việc nghiên cứu sẽ trở thành tự phát như những năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thực tế đời sống mỹ thuật, cần thay đổi phương thức đào tạo cho phù hợp với thời đại mới, trong thực tế văn hóa mỹ thuật, và trong vận động của văn hóa đại chúng.

 Lý luận, phê bình mỹ thuật cần được đào tạo Ảnh: ITN

 Duy trì đào tạo, dù nhu cầu thấp

“Đến nay, sau nhiều năm đóng góp của các họa sĩ và nhà lý luận phê bình, chúng ta đã có đội ngũ chuyên nghiệp viết bài, làm sách, nghiên cứu sâu hơn về mỹ thuật. Chưa bao giờ tôi thấy nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, từ giai đoạn cổ đến hiện đại dày dặn, liên tục và xuyên suốt như hiện nay. Điều đó có sự đóng góp của khoa Lý luận, lịch sử và phê bình cho mỹ thuật Việt Nam hiện đại”, đó là chia sẻ của Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Trần Khánh Chương, tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập khoa Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật, diễn ra mới đây tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Có thể thấy, thời kỳ đầu thế kỷ XX, công tác lý luận, phê bình mỹ thuật chủ yếu do sự góp sức của các họa sĩ kỳ cựu, có tên tuổi. Từ năm 1978, khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam mới ra đời, đào tạo ra các thế hệ làm nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Trải qua 40 năm, khoa Lý luận và lịch sử mỹ thuật (nay là khoa Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật) có 19 khóa đào tạo. Tuy vậy, do lý luận và phê bình mỹ thuật là chuyên ngành hẹp, nên trong quá trình phát triển của mình, khoa luôn đứng trước khó khăn, có những giai đoạn phải ngừng tuyển sinh.

Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Lê Văn Sửu cho biết, với đặc thù của ngành, trong nhiều năm, dù hoàn cảnh nào, lượng sinh viên nhiều hay ít, quy mô đào tạo thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử, nhưng khoa luôn cố gắng xây dựng chương trình phù hợp, tạo điều kiện cho người học để duy trì ngành... Do nhu cầu xã hội rất thấp nên nhìn vào lịch sử 40 năm của khoa là quá trình gian nan, có năm 4 năm đào tạo 1 khóa, từ 2013, nhà trường duy trì cố gắng năm nào cũng đào tạo, nhưng sinh viên ngày một ít, thậm chí có khóa 1, 3, 5 em. Điều này tùy thuộc vào lựa chọn của người học, tuy nhiên, khoa và nhà trường cố gắng duy trì, giữ ngành, đồng thời có sự thay đổi trong kết cấu chương trình. Những năm gần đây, liên tục 2 năm 1 lần nhà trường có sự rà soát điều chỉnh chương trình, cập nhật thông tin kiến thức cho phù hợp với nhu cầu xã hội, thu hút người học.

Gạt bỏ những lỗi thời, máy móc trong đào tạo

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để có thể thu hút người học lý luận, phê bình mỹ thuật trong tình hình mới, cần đa dạng hình thức đào tạo, mở văn bằng 2, người học có thể học 1 buổi, ngoài giờ, vừa học vừa làm để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp... Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cần tập trung nâng cao kỹ năng nghiên cứu, cọ xát thông qua hoạt động thực tế, tăng cường ngoại ngữ cho sinh viên để sau khi ra trường các em có thể tiếp cận các dự án nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

Nhà phê bình Nguyễn Quân cho rằng, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện có Viện Nghiên cứu, có khoa Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật, phòng nghiên cứu, tạp chí. Nhưng làm như hiện nay thì lãng phí, người nghiên cứu ở Viện không dạy ở trường, giảng viên không có công trình nghiên cứu ở Viện, không làm về xuất bản... Có thể tập hợp các đơn vị này, nâng tầm lên thành Viện Nghệ thuật chẳng hạn, làm cả việc nghiên cứu và đào tạo, xuất bản, truyền thông. Nếu như thế, không cứ năm nào cũng phải tuyển sinh, và dù chỉ có 1 sinh viên hay hàng chục em cũng đào tạo được... Khi tập hợp trí tuệ như thế, có khả năng đáp ứng được nhu cầu đào tạo và những nhu cầu phái sinh của lý luận phê bình nghệ thuật trong thời mới. Bên cạnh đó, cần lấp “lỗ hổng” trong đào tạo lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật bằng cách bổ sung những kỹ năng đa phương tiện, truyền thông và kết nối, cũng như các vấn đề về mỹ thuật đường phố, mỹ thuật cộng đồng, quản lý nghệ thuật...

Đào tạo một nhà phê bình chuyên nghiệp phải lànhững người cótầm nhìn rộng, cótính bao quát mọi khía cạnh nghệ thuật; không chỉhiểu sâu về nghệ thuật Việt Nam mà còn phải có một kiến thức tổng quan về nghệ thuật đương đại thế giới. Do đó, những người trong nghề cho rằng, khi điều chỉnh chương trình, cần mạnh dạn gạt bỏ những lỗi thời, máy móc xơ cứng trong đào tạo đểđón nhận một thế hệ làm nên một chuẩn định học thuật, đánh giá đúng đắn nghệ thuật Việt Nam xưa - nay và thế giới, để hệ thống lý luận phê bình được đóng góp một vai trò to lớn trong sự biến đổi của xã hội theo hướng chân thiện mỹ. 

HIỂU MINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top