Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Đến Spa để... hoả trị liệu: Coi chừng rước họa vào thân

Thứ Hai 26/11/2018 | 09:28 GMT+7

VHO- Thời gian gần đây trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin, hình ảnh và cả clip về phương pháp điều trị bệnh có tên Hỏa trị liệu (HTL) được một số cơ sở spa, spa đông y quảng cáo là phương pháp điều trị được bá bệnh. Vậy thực hư của phương pháp HTL này là gì và có thực sự trị được bá bệnh như những gì họ quảng cáo?

 Không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được hỏa trị liệu trong điều trị bệnh

 Với những hình ảnh, clip điều trị bệnh bằng HTL mang đầy màu sắc huyền bí được một số cơ sở spa, spa đông y trên địa bàn TP.HCM đưa lên mạng xã hội đã thu hút khá nhiều người quan tâm và tò mò về phương pháp điều trị bệnh này.

Hỏa trị liệu là gì?

Vậy HTL là gì? Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM, HTL hay còn gọi là hỏa long cứu thuộc phương pháp cứu của y học cổ truyền thông qua việc dùng lửa đốt trên cơ thể con người nhằm thấu đến tạng phủ, bên ngoài thông đến các cân cơ bì phu đạt được tác dụng cường tráng chân nguyên, điều hòa âm dương, thông phong khí huyết, trục tà chỉ thống… Trong y học dân tộc, phương pháp HTL dùng để hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh như đau lưng, đau vai gáy, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng mãn tính, viêm khớp gối, thống phong, đau phong thấp, đau thần kinh, đau eo lưng, đau gân cơ… Đây là những bệnh khi áp dụng điều trị đã thu được hiệu quả.

Còn theo BS Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, thực tế phương pháp điều trị bệnh bằng HTL đã xuất hiện từ thời xa xưa. Còn ở Việt Nam, HTL đã phát triển qua nhiều thời kỳ. Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, trong nhiều năm qua, PGS. TS Nguyễn Bá Quang đã không ngừng nghiên cứu và ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn điều trị lâm sàng. Đặc biệt từ năm 2017, được sự đồng ý của Bộ Y tế, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã tiến hành họp hội đồng chuyên môn thẩm định quy trình kỹ thuật HTL chuyên ngành y học cổ truyền. Như vậy có thể thấy, Bộ Y tế cũng rất quan tâm và muốn đưa HTL trở thành một phương pháp điều trị phổ biến trong khám chữa bệnh y học cổ truyền nói riêng và trong cộng đồng nói chung.

 Hình ảnh HTL được nhiều cơ sở spa quảng cáo

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Mặc dù phương pháp điều trị bệnh HTL có từ lâu đời, có nhiều ưu điểm trong điều trị bệnh, nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Bởi bên cạnh những ưu điểm thì HTL vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai cho biết, trước hết HTL có ưu điểm là phương pháp điều trị bệnh đơn giản, thuận lợi, chi phí điều trị bệnh thấp, hiệu quả điều trị cao. Song bên cạnh đó thì HTL cũng tiềm ẩn một số vấn đề như, trong quá trình điều trị bệnh nhân có nguy cơ bị bỏng cao và thường là bị bỏng độ 1, hay bị cháy, bị mất nước và điện giải. Đặc biệt không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được phương pháp điều trị bệnh bằng HTL. Trong đó những bệnh nhân là phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân có tinh thần không ổn định hoặc bị tâm thần, bệnh nhân có tiền sử là các bệnh lý về tim mạch hoặc có bệnh lý nặng về thận, các bệnh truyền nhiễm ngoài da viêm da, các bệnh viêm nhiễm nặng về đường tiết niệu, bệnh nhân ung thư… Đây là những trường hợp cấm kị trong điều trị bằng phương pháp HTL.

Ngoài ra, hiện nay phương pháp điều trị bằng HTL chỉ có Bệnh viện Châm cứu Trung ương là nơi duy nhất được Bộ Y tế cho phép chuyển giao kỹ thuật HTL. Còn tại TP.HCM, Viện Y dược học Dân tộc đang thực hiện thí điểm và cũng chưa được cấp phép thực hiện phương pháp điều trị này.

Để bảo đảm an toàn, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã khuyến cáo đến người dân khi muốn khám chữa bệnh hãy cẩn trọng chọn lựa đến các cơ sở y tế có bảng hiệu, có địa chỉ cụ thể, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động. Người thực hiện khám chữa bệnh phải có Chứng chỉ hành nghề và chọn phương pháp chăm sóc sức khỏe đã được Bộ Y tế cấp phép. 

 Những bệnh nhân là phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân có tinh thần không ổn định hoặc bị tâm thần, bệnh nhân có tiền sử là các bệnh lý về tim mạch hoặc có bệnh lý nặng về thận, các bệnh truyền nhiễm ngoài da viêm da, các bệnh viêm nhiễm nặng về đường tiết niệu, bệnh nhân ung thư… là những trường hợp cấm kị trong điều trị bằng phương pháp HTL.

 HIẾU NGUYỄN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top