Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Những mô hình học tập và làm theo lời Bác ở Kiên Giang

Thứ Năm 27/09/2018 | 20:33 GMT+7

VH- Việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã và đang lan tỏa sâu rộng đến từng xóm làng, phum sóc trong tỉnh Kiên Giang. Trong đó có đông đảo bà con Khmer hưởng ứng, bằng những việc làm thiết thực như mô hình Tổ tiết kiệm "Ống tre Bác Hồ", mua bảo hiểm y tế cho hộ gia đình...

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong học tập và làm theo Bác.

Từ ống tre Bác Hồ

Chị Lâm Thị Lệ Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang cho biết: Mới đây, Hội đã tổ chức Hội nghị đã biểu dương 122 tập thể, cá nhân (39 tập thể, 83 cá nhân) có thành tích nổi bật nhất, rõ nét nhất, biểu hiện sinh động kết quả từ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tham gia Chi hội Phụ nữ 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới và đợt thi đua kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua Ái Quốc.

Thông qua Hội nghị các điển hình chia sẻ về những mô hình hay trong học tập và làm theo Bác. Trong đó, ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) phần lớn, đời sống của bà con đồng bào Khmer còn nghèo khó. Ngoài những việc làm thuê, giăng lưới, cắm câu, bắt ốc, chị em ở đây còn sống nhờ vào nghề vót đũa truyền thống. Tuy nghề này tồn tại lâu đời nhưng vẫn không thể giúp bà con thoát nghèo bền vững, bởi nguồn lợi thu được không cao. Chính vì vậy, đời sống của bà con vốn đã khó khăn, cộng với tập quán sống lạc hậu, sinh nhiều con nên cái nghèo cứ đeo bám mãi.

Từ khi được các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh phát động cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Phụ nữ tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình"... đời sống của bà con Khmer ở đây từng bước thay đổi. Chị em đã học được nhiều điều hay từ tấm gương của Bác Hồ, thường xuyên tham gia sinh hoạt Hội để tiếp thu các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biết tiết kiệm trong chi tiêu, cần cù lao động, từ bỏ tập quán cũ, xây dựng đời sống văn hóa mới. Một trong những việc làm thiết thực của chị em là đã tận dụng ống tre từ nghề vót đũa dùng làm ống tiết kiệm. Mỗi đồng tiền tiết kiệm ít ỏi của các chị đã nhanh chóng trở thành nguồn vốn đầy ý nghĩa đối với từng gia đình để lo con ăn học, mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, chăn nuôi thêm heo, gà, vịt... Nếu trước đây, nguồn vốn giúp nhau chưa được 2 triệu đồng/người thì nay, mỗi hội viên phụ nữ được vay 4 triệu đồng.

Chị Nhân, một trong 30 thành viên của tổ phấn khởi nói: Nhờ vào sinh hoạt Hội, ống tre tiết kiệm mà giờ đây, gia đình đã thoát nghèo, có điều kiện lo cho con cái ăn học, phát triển kinh tế. Dẫn chúng tôi xem căn nhà mới xây trị giá hơn 100 triệu đồng, chị Nhân phấn khởi kể tiếp: Đúng là tiết kiệm trong chi tiêu, tiết kiệm thời gian, cố gắng học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ, giờ đây, vợ chồng tôi không còn nghèo nữa. Ngoài gia đình tôi, còn có gần chục gia đình khác cũng đã cất được nhà mới, thay mái lá bằng mái tôn.

Từ chỗ chỉ có 19 hội viên tham gia sinh hoạt, đến nay, bà con đã thấy được lợi ích cũng như "cái được" từ việc làm theo Bác Hồ, học được việc tiết kiệm tiền bạc, thời gian của Bác mà số chị em tham gia sinh hoạt đông đúc hơn với 30 hội viên. Những "ống tre Bác Hồ" đã trở thành thói quen tiết kiệm của phụ nữ Khmer nơi đây. Làng nghề vót đũa truyền thống ở Vĩnh Lợi được tiếp tục duy trì và nhộn nhịp hơn. Mỗi gia đình đều có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định hơn. Các chị không còn phải lo toan, bươn chải với công việc làm thuê khắp nơi như trước đây mà có thể phát triển kinh tế ngay tại gia đình mình.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Hồng, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Vĩnh Lợi cho biết, ban đầu vận động chị em khó lắm, nhưng khi thấy được lợi ích từ việc tiết kiệm theo tấm gương Bác Hồ, các chị tham gia ngày càng nhiều và tích cực hơn. Ngoài được giao lưu văn nghệ, trao đổi những kinh nghiệm hay trong sản xuất, trong xây dựng gia đình văn hóa mới, các chị còn được giúp đỡ về vốn rất kịp thời, tạo thêm động lực, tiếp sức cho các chị có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.

Giờ đây, cuộc sống của đồng bào Khmer ở ấp Vĩnh Lợi đang được đổi thay từng ngày, cả xóm trước đây toàn là nhà lá, bây giờ đã được thay thế bằng những ngôi nhà gạch khang trang hơn. Chị Hồng khoe với chúng tôi: Mừng lắm chú ơi, trước đây, địa phương có 65% hộ đồng bào Khmer sinh sống, trong đó, hộ nghèo chiếm hơn 70%; còn bây giờ, tỷ lệ này thay đổi ngược lại: Có đến 70% hộ khá, giàu, còn lại là hộ có mức sống trung bình, duy nhất chỉ còn một hộ nghèo. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung giúp đỡ để hộ này sớm thoát nghèo.

Mô hình này đã trở thành một hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo được sự đoàn kết, gắn bó, tương trợ, giúp đỡ nhau trong Hội Phụ nữ. Qua tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo, chỉ riêng Tổ tiết kiệm "Ông tre Bác Hồ" đã có nhiều hộ thoát nghèo, xây dựng được nhà cửa khang trang.

Từ suy nghĩ "góp gió thành bão", mỗi chị đã tự nguyện tham gia quỹ góp vốn xoay vòng với số tiền khoảng 3 triệu đồng, cộng với nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi của phụ nữ, mỗi năm, tổ đã giúp 2 chị với số vốn 4 triệu đồng/người để phát triển kinh tế gia đình. Tới đây, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn huyện, nhất là ở những địa phương vùng đồng bào Khmer, ở những làng nghề thủ công truyền thống như vót đũa, đan đát, làm cần xé...

 Giao lưu với các gương điển hình tiêu biểu về học tập và làm theo Bác.

Chị em phụ nữ ấp Vĩnh Tân xã Vĩnh Thắng huyện Gò Quao góp vốn xoay vòng mua bảo hiểm y tế.

Đến mua bảo hiểm y tế

Còn câu chuyện ở Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Tân xã Vĩnh Thắng huyện Gò Quao (Kiên Giang) thì phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau, thời gian qua Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Tân, xã Vĩnh Thắng luôn thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, đưa phong trào phụ nữ ấp ngày càng phát triển. Từ đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Tân có 295 hội viên, hiện có mặt ở địa phương 173 hội viên. Những năm qua, Chi hội luôn tuyên truyền trong hội viên chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, phong trào của Hội phát động. Định kỳ sinh hoạt hàng tháng Chi hội tuyên truyền việc học tập và làm theo Bác, chi tiêu tiết kiệm, tích cực lao động, sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Phổ biến đến chị em những chủ trương, chính sách hay các cuộc vận động mới của Hội để chị em nắm bắt kịp thời và thực hiện. Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện các phong trào, mô hình của Hội đã triển khai như cuộc vận động “5 không 3 sạch”, 15 phần việc hộ nông thôn mới.

Cô Trần Thị Thơi, Phó Trưởng ấp kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Tân cho biết: Những năm qua hội viên phụ nữ ấp luôn tích cực lao động, chí thú làm ăn phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình tôm-lúa, tranh thủ thời gian rãnh chị em còn phát triển thêm ngành nghề đan lục bình để kiếm thêm thu nhập, nhờ vậy mấy năm qua hộ nghèo trong hội viên phụ nữ giảm đáng kể. Năm 2016 có 10 hộ nghèo đến năm 2017 giảm chỉ còn 4 hộ.

Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Tân còn phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới. Từ sự tích cực trong tuyên truyền, quán triệt mục đích, ý nghĩa và lợi ích mang lại của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chị em nâng cao nhận thức và hành động chủ động, tích cực tham gia thực hiện 15 phần việc của gia đình mình.

Nổi bật là Chi hội đã phát động trong hội viên thực hiện mô hình góp vốn xoay vòng để mua Bảo hiểm Y tế (BHYT) hộ gia đình. Nhờ tích cực tuyên truyền, vận động nên đến nay Chi hội thành lập được 5 tổ góp vốn xoay vòng thu hút 93 hội viên phụ nữ tham gia, mức góp vốn hàng tháng từ 100 – 200 ngàn đồng/người, tính chung mỗi tháng các tổ góp vốn được trên 15 triệu đồng để giúp hội viên mua BHYT hộ gia đình hoặc đầu tư phát triển sản xuất của gia đình. Bà Nguyễn Thị Kim Mai, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Tân cho biết: Gia đình tôi có 5 người, trước đây mua BHYT cho cả hộ rất khó khăn vì số tiền tương đối cao. Từ khi chi hội phát động vận động chị em tham gia góp vốn xoay vòng để mua BHYT gia đình tôi giảm bớt khó khăn hơn. Lần nào bốc thăm được tiền tôi dùng để mua BHYT cho cả 5 người trong nhà hoặc đầu tư vào sản xuất của gia đình. Hàng tháng mình góp lại 200 ngàn đồng thì nhẹ lo hơn.

Nhờ phát động thực hiện mô hình góp vốn xoay vòng mua BHYT mà đến nay có hơn 95% hộ gia đình hội viên Phụ nữ ấp đã tham gia BHYT, nâng tổng số hộ tham gia BHYT của ấp đạt 85%. Trong số đó có nhiều gia đình hội viên tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên và đã hưởng được nhiều quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.

Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Tân còn thực hiện tốt việc xây dựng cảnh quan, vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp. Đến nay 100% gia đình hội viên phụ nữ đạt hộ gia đình nông thôn mới, chi hội đăng ký thực hiện mô hình “Tuyến đường xanh, sạch, đẹp” vận động hội viên trồng hoa 2 bên đường tạo mỹ quan xóm ấp thêm khang trang sạch đẹp. Ngoài ra, Chi hội còn vận động hội viên xây dựng được 70 lò đốt rác góp phần xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường. Chị Nguyễn Thị Nguyệt, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Tân chia sẻ: Được chi hội thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở chị em trong ấp luôn đoàn kết cùng nhau thực hiện tốt các phần việc hộ gia đình nông thôn mới, xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, chí thú làm ăn không tham gia các tệ nạn xã hội.

Còn rất nhiều những mô hình "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở Kiên Giang nhưng qua hai mô hình trên thấy việc  “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang được lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân thực hiện theo học tập theo Bác không phải cái gì cao siêu mà bằng những việc làm cụ thể thiết thực trong các hoạt động hàng ngày.

Bài và ảnh: Thế Hạnh

 

 

 

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top