Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Dự thảo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT: Sẽ không còn kiểm tra “bài cũ”?

Thứ Hai 25/05/2020 | 10:05 GMT+7

VHO- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá; tăng cường kiểm tra đánh giá quá trình; khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá... là những điểm mới trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến.

 Học sinh THPT đang được đánh giá bằng điểm các kỳ thi và kiểm tra Ảnh: NGỌC LINH

Thông tư 58 có nhiều điểm đã lạc hậu

Trao đổi với báo chí, ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, theo Thông tư số 58/2011/ TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT, hiện học sinh (HS) khối THCS, THPT đang được áp dụng hình thức đánh giá các môn Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ... bằng chấm điểm bài kiểm tra viết.

Chưa đánh giá được sự tiến bộ của HS

Tuy nhiên, với sự phát triển của GD&ĐT, phương pháp đánh giá như vậy sau 9 năm áp dụng đã bộc lộ một số hạn chế. Theo đó, nhiều môn học chỉ có hình thức đánh giá bằng bài kiểm tra và cho điểm, số lượng đầu điểm nhiều, việc kiểm tra chưa tiếp cận đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS, chưa đánh giá được sự tiến bộ trong quá trình học tập của HS. Quan trọng hơn, cách đánh giá cho điểm số hiện nay chưa tạo động lực để tiến bộ cho người học.

Những năm gần đây, Bộ GD&DT đã chỉ đạo các địa phương đổi mới việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Với việc dạy và học được điều chỉnh như vậy thì hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng cần phải điều chỉnh theo cho phù hợp. Dự thảo Thông tư mới giữ lại những nội dung phù hợp với Chương trình GDPT hiện hành và thực tế dạy học, bãi bỏ hoặc điều chỉnh những nội dung lạc hậu so với thực tế hiện nay. Đại diện Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, việc điều chỉnh, bổ sung Thông tư 58 sẽ được áp dụng trong năm học 2020-2021 và đây là bước đệm để tiếp cận dần với Chương trình GDPT 2018, giúp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chuyển dần từ việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo cách tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) sang định hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học, hướng tới dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Từ đó, giáo viên, cán bộ quản lý sẽ không bỡ ngỡ khi triển khai hoạt động kiểm tra đánh giá trong Chương trình GDPT 2018.

Chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực HS

Dự thảo Thông tư mới có những quy định về tăng cường kết hợp đánh giá định tính và định lượng, tức là kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Việc này thực hiện ở hầu hết các môn học. Việc đánh giá bằng nhận xét sẽ không chung chung mà đánh giá bằng những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của HS gắn với từng bài học, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Việc kiểm tra bằng điểm số được đổi mới cách ra đề theo hướng thay vì kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của HS thì đánh giá HS sử dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó.

Tiếp đến là đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá. Trước đây việc kiểm tra, đánh giá được chú trọng bằng điểm số thông qua các bài kiểm tra viết, kiểm tra hỏi đáp (miệng). Tại dự thảo lần này, có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá như hỏi - đáp, thuyết trình, kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính. Đặc biệt, chú trọng kiểm tra, đánh giá thông qua các sản phẩm học tập, thực hành, thống nhất số đầu điểm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ cho mỗi môn học. Dự thảo khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá trên máy tính nhằm phát triển hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ, phát triển năng lực tự học của người học. Học sinh được đánh giá bằng điểm số về kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng; được đánh giá bằng nhận xét về sự tiến bộ trong thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập. Kết quả đánh giá được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến 10; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Đồng thời, hướng tới việc khen thưởng toàn diện hơn, với việc khen thưởng toàn diện và khen thưởng các năng lực chuyên biệt của người học.

Để tạo thuận lợi cho HS, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định: Mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá đều phải có hướng dẫn cụ thể và được thông báo công khai trước khi thực hiện. Nội dung này không có trong quy định hiện hành. Cũng theo dự thảo, những học sinh không đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định nếu có lý do chính đáng thì được kiểm tra, đánh giá bù với hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời gian tương đương. Việc kiểm tra, đánh giá bù được hoàn thành trong từng học kỳ. Đáng chú ý, số lần kiểm tra đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Như vậy, đánh giá không phải chỉ để cho điểm mà vì sự tiến bộ của người học. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra đánh giá theo quy định mà không có lý do chính đáng hoặc không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 của bài kiểm tra, đánh giá đó... 

 QUỐC HÙNG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top