Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Con mê game, bố mẹ đau đầu

Thứ Năm 14/05/2020 | 09:31 GMT+7

VHO- Vợ chồng tôi chỉ mong dịch covid-19 qua nhanh để nhịp sống sinh hoạt được trở lại như cũ, con trai không còn nhiều thời gian chơi điện tử nữa.

Ảnh minh họa

Con trai tôi năm nay học lớp 8. Thứ mà nó say mê nhất đó là game. Mọi trò chơi nó đều giải được và chơi rất điêu luyện.

Chàng trai lớp 8 này khá thông minh. Tin tức thời sự được cậu theo dõi hàng ngày khá sát sao. Hiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cậu ấy nắm rất rõ thông tin trên toàn thế giới, nước nào số ca tử vong cao, Tổng thống Mỹ nói những gì về dịch, rồi Pháp diễn biến thế nào, Ấn Độ xử phạt những người dân ra đường không đeo khẩu trang ra sao. Còn ở Việt Nam cậu ấy biết rõ tình hình bệnh nhân như thế nào, ai đang nguy kịch, ai đang bị chỉ trích, ai đang được cộng đồng mạng khiển trách… Một cậu bé lớp 8 biết rõ Chủ tịch nước, Tổng bí thư…là ai. Nói như vậy để thấy, con trai tôi không phải gà tồ. Nhưng chỉ việc mê game khiến vợ chồng tôi thực sự đau đầu và lo lắng.

Trước đi học, ngoài giờ đến lớp, khi về nhà, mọi thứ được cậu thực hiện rất nhanh. Học nhanh, ăn nhanh, làm việc nhà nhanh, cái gì cũng nhanh nhanh chóng chóng để còn được chơi game. Dường như cả thế giới của con trai tôi được thể hiện sống động trong các trò chơi điện tử? Nó say sưa, tập trung, nhìn cảnh đó, hai vợ chồng thở dài ngao ngán, ước gì việc học hay những thứ khác nó cũng như vậy thì tốt biết bao.

Bực nhất là khi hết giờ chơi, nhắc cu cậu tắt máy thì thái độ của con trai khiến cho vợ chồng tôi thực sự tức giận. Khuôn mặt hằm hằm, lầm bầm nói chống đối nhưng không thành tiếng, thái độ ngúng nguẩy, khiến cho người lớn thực sự thấy bị ức chế. Bình thường thì rất ngoan, nói gì cũng vâng dạ, dễ nghe nhưng nếu mà nói cấm chơi điện tử thì lại biến thành một con người khác.

Gia đình tôi cũng làm đủ mọi cách, từ cứng rắn cho đến mềm mỏng nhưng đều chưa có kết quả khả quan. Vợ chồng chúng tôi không cực đoan cấm con bỏ hẳn chơi game, bởi tôi cũng thấy nếu chơi được cũng phải có tư duy và thông mình nhưng chơi ở mức độ vừa phải, biết điều tiết. Chúng tôi cũng trò chuyện nhỏ to với con rằng việc gì là quan trọng nhất với con lúc này, rồi con học xong sẽ cho chơi. Nhưng chỉ được đôi ngày thì đâu lại vào đó.

Có những lần hai vợ chồng bất lực đã cho con trai chọn cách chơi quên thời gian để xem sức lực của nó chịu đựng được đến đâu. Nghĩ lại trước đây không lâu, cu cậu chơi xuyên đêm, nhưng có lẽ đói quá nên cậu đầu hàng xin được bố mẹ cho ăn và không chơi nữa. Nhưng cách này cũng chỉ được vài ngày, sau con ma game nó lại cuốn hút. Cũng bằng nhiều biện pháp cứng rắn, quyết liệt, giờ cậu tự chấp nhận học theo lịch đề ra. Ngày học online theo chương trình của lớp, học trên truyền hình, học thêm tiếng anh thì thời gian còn lại con trai tôi được chơi game. Nếu đi học thì thời gian ở trường nhiều hơn về nhà ăn uống, làm bài tập thì cũng chỉ còn ít thời gian nên cũng đỡ nhưng nay vì dịch covid-19 nên nghỉ ở nhà với thời gian dài như này thực sự đáng lo ngại.

Vợ chồng tôi thở dài thườn thượt chỉ mong dịch covid-19 qua nhanh để nhịp sống sinh hoạt của gia đình được trở lại như cũ, quan trọng nhất là con trai không còn nhiều thời gian rảnh để chơi điện tử nữa. Tôi thực sự thấy bất lực khi mà dùng nhiều biện pháp với cậu con trai học lớp 8 về vấn đề này. Có bố mẹ nào cũng đang trong hoàn cảnh như vậy hãy cùng chia sẻ giúp tôi có thêm biện pháp để định hướng cho con. Tôi thực sự rất hoang mang và lo lắng.

VOV.VN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top