Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam khảo sát tuyến điểm mới tại Trung Quốc

Thứ Ba 07/05/2019 | 16:24 GMT+7

VHO- Từ ngày 5.5- 10.5.2019, Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam (VCTC) phối hợp với Công ty ANZ Travel tổ chức đoàn doanh nghiệp đi khảo sát dịch vụ và điểm đến du lịch tại Trung Quốc theo hành trình Nam Ninh- Quý Dương- Phạn Tịnh Sơn- Tây Giang Miêu Trại- Tiểu Thất Khổng.

Đoàn khảo sát tuyến điểm mới tại Quý Châu (Trung Quốc)

Đại diện 30 công ty lữ hành đã tham gia chương trình này và khảo sát các tuyến, điểm du lịch, cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch tại thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây) và tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Trong đó, có các điểm đến như: Công viên thế giới khủng long, cầu kính Chín tầng mây, Thạch Thiên Phật đỉnh sơn, Á Mục Câu, Phạn Tịnh Sơn, thành cổ Trấn Viễn, đi thuyền trên sông Vũ Dương Hà, Tây Giang Miêu Trại (Trại Miêu Vương), Khu thắng cảnh Quốc gia Tiểu Thất Khổng…

“Trong chương trình, ngoài việc khảo sát các điểm đến mới, hấp dẫn ở Quảng Tây, Quý Châu, đoàn khảo sát sẽ làm việc và giao lưu với các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch và cơ quản quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương. Đây là cơ hội lớn để các bên kết nối, phát triển mối quan hệ hợp tác nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường trao đổi khách trong thời gian tới”, ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Hội du lịch Cộng đồng Việt Nam cho biết.

Từ Nam Ninh du khách thường di chuyển bằng tàu cao tốc về Quý Dương. Giao thông ở Trung Quốc rất hiện đại, đường vành đai không bao giờ kẹt xe. Nhà ga Đông Nam Ninh lớn nhất vùng Quảng Tây. Tàu cao tốc, ký hiệu D chạy 250 km/ giờ; ký hiệu G, chạy 350 km/ giờ. Hiện tại mọi hoạt động mua bán tiêu dùng của người Trung Quốc đã dùng mã Quote, thẻ, ... rất ít dùng tiền mặt. Bởi vậy điện thoại là phương tiện quan trọng là vật bất ly thân của người dân đất nước hơn 1 tỉ người này. Ngược lại với Việt Nam, điện là thứ được khuyến khích sử dụng ở Trung Quốc, càng dùng nhiều càng được khuyến mại. Ở các thành phố du lịch, điện đương nhiên được dùng thoải mái.

Trong những điểm tham quan trên tuyến khảo sát của đoàn có Trại Miêu Vương hay còn gọi là Miêu Vương Thành. Đây là một làng cổ của dân tộc Miêu nằm ở Tây Nam Trung Quốc. Miêu Vương Thành trước đây từng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, quân sự của dân tộc Miêu. Đến đây du khách sẽ được dịp tham quan kiến trúc của làng cũng như có thể tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc Miêu. Như bao ngôi làng cổ khác ở Trung Quốc, muốn vào trong Miêu Thành du khách sẽ phải đi qua cổng.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật của dân tộc Miêu

Tuy nhiên, cánh cổng của Miêu thành cũng không dễ qua. Du khách đến với nơi đây được trải qua một đãi ngộ và một thử thách bắt buộc. Đãi ngộ là gì? Đó là mỗi du khách nam sẽ được nghe năm cô gái Miêu xinh đẹp đứng hát cho nghe một bài hát truyền thống, với chất giọng cao vút và trong veo như tiếng hót của họa mi. Thử thách là gì? Đó là phải uống hết những bát rượu các cô ấy mời thì mới được qua cửa. Có được và có phải. Vì thế, câu hỏi mà du khách thường nhận được là: Bạn có sẵn sàng để đến với Miêu Vương Thành không?

Quý Châu có diện tích núi đồi khá lớn, nằm ở phía nam Trung Quốc, kinh tế còn nhiều khó khăn. Không nằm trong các điểm khảo sát lần này nhưng nông trại Pingba được giới thiệu là điểm đến rất hấp dẫn, có thể đưa vào tour giới thiệu tới khách. Nông trại này có diện tích 1.600ha đã kéo một lượng lớn khách du lịch về đây, thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này của địa phương phát triển. Phần lớn diện tích của nông trại Pingba dùng để trồng hoa, đủ các loại hoa. Trong đó trồng nhiều nhất là hoa anh đào. Nông trại này có đến 500 ngàn cây hoa anh đào. Hoa anh đào ở đây đồng loạt nở vào tháng 3 và 4 hàng năm, tùy theo tình hình thời tiết. Đây là diện tích trồng hoa do chính phủ Trung Quốc tài trợ nằm thúc đẩy ngành du lịch địa phương.

Nhìn từ trên cao, con đường “thập lý đào hoa” mang một màu hồng phớt, phủ rộng khắp một vùng rộng tạo nên khung cảnh mơ màng, đắm say. Ở vườn hoa anh đào rộng lớn này, những con đường được xây dựng tỏa đi muôn ngả tựa như mê cung “không lối ra”. Hoa được trồng bạt ngàn, phủ khắp các hòn đảo nhỏ, xen kẽ với diện tích trồng cỏ, hoa cải vàng. Ngoài nông trại Pingba, ở Quý Dương còn có vườn Guian cũng nằm trong chương trình phát triển du lịch bằng cách trồng nhiều hoa anh đào của chính quyền địa phương.

Thập lý đào hoa ở Quý Châu

Khu thắng cảnh Quốc gia Tiểu Thất Khổng (nghĩa là bảy cánh cổng nhỏ) nằm ở huyện Lệ Ba, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã đẹp nhất của tỉnh Quý Châu. Khu bảo tồn rộng tới 100.000 km2, với rất nhiều chú công xanh đến từ sông Dương Tử, những thác nước, núi đá vôi tự nhiên.

Hồ Uyên Ương trong khu thắng cảnh này mang màu xanh phỉ thúy đẹp như ở thế giới thần tiên. Nhưng người ta nói, điều kỳ dị nhất là nơi đây không được nói to tiếng, bằng không thì những tảng đá lớn nhỏ trên vách đá sẽ rụng xuống, mà người địa phương vẫn gọi là "Thiên thần nổi giận", nên nơi đây còn được gọi là thung lũng khủng bố.

Vì thế, tuyến du lịch này được các công ty du lịch Việt Nam đánh giá còn khá mới lạ với du khách Việt Nam, có thể đẩy mạnh khai thác mảng du lịch outbound, đồng thời quảng bá du lịch Việt Nam ở đây để thu hút khách từ thị trường các tỉnh này đến Việt Nam.

Thu Minh (từ Trung Quốc)

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top