Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Dân tộc - miền núi

28 Tháng Ba 2024

Nạn nhân từng bị lừa bán qua biên giới làm lại cuộc đời

Thứ Sáu 28/09/2018 | 10:27 GMT+7

VH- Chị Lữ Thị Tím ở bản Pủng, xã Mường Ải (Kỳ Sơn, Nghệ An) từng bị bán qua biên giới, hiện là thành viên tiêu biểu trong Câu lạc bộ (CLB) phòng chống buôn người tại địa phương. Từ câu chuyện của chị Tím đã thành bài học cảnh tỉnh đối với chị em phụ nữ vùng cao không bị bọn bán người lừa gạt.

 Chị Lữ Thị Tím thêu thổ cẩm để bán cho khách hàng

Gặp chị Lữ Thị Tím (33 tuổi) đang thoăn thoắt đôi tay thêu thổ cẩm để kịp giao đơn đặt hàng cho khách, trong ngôi nhà sàn chị vẫn không quên câu chuyện buồn bị lừa bán sang tay của bọn buôn người bên kia biên giới rồi trở về với đôi chân tật nguyền bị cưa cụt.

Chị Tím kể lại: Sinh ra trong một gia đình nghèo, thích thêu thùa và chỉ mong tìm được một công việc phù hợp với mình. Cuối tháng 12.2011, bà Vi Thị Nguyệt ở bản Sơn Thành, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn lân la làm quen đã rủ rê, giới thiệu tôi sang Lào làm công việc lương cao. Khi lên xe đến thành phố Vinh, bà Nguyệt đưa cho cô một cốc nước uống để chuẩn bị lên đường. Uống xong tôi ngủ thiếp đi cho đến khi đã sang bên kia biên giới Trung Quốc. Tại đây tôi bị nhốt lại trong một phòng kín cùng nhiều người khác và có người canh gác không cho gặp ai.

Bọn người này nói tôi đã bị bán phải lấy chồng để trả nợ. Trong căn phòng chật hẹp đầy mùi hôi thối, tranh thủ lúc bọn bán người sơ hở, tôi trốn thoát ra ngoài. Không biết đường đi, tôi chạy một mạch càng xa càng tốt, không ngờ lại lạc vào rừng sâu, khu rừng là một nơi giá lạnh và đầy băng tuyết. Chân không giày dép, bộ quần áo mỏng manh trên người. Tôi đã trú ở một cái hang và vào đó ngồi nghỉ rồi ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, hai chân tôi tê cứng không thể cử động được. Nhìn về phía xa, tôi thấy có những ngôi nhà nhỏ nên lê người trong tuyết lạnh để mong gặp người dân cứu giúp. Tôi gặp hai ông bà người Trung Quốc, không hiểu tiếng nên tôi vẽ kí hiệu xuống đường để họ hiểu. Khi biết tôi là người Việt Nam bị lừa bán họ dìu tôi vào nhà cho ăn cơm. Lúc sau, người chồng gọi điện cho một bác sĩ và công an đến hỏi chuyện và đưa tôi đến bệnh viện chữa trị.

Tỉnh dậy trong bệnh viện, chị Tím hoảng hốt khi thấy hai chân mình bị cắt cụt. Các bác sĩ cho biết, vì vùi chân trong tuyết lạnh nên máu đông cứng, không lưu thông được buộc các bác sĩ phải phẫu thuật cắt chân để cứu sống chị. Sau khi sức khỏe dần hồi phục, chị Tím được các cơ quan chức năng sở tại chuyển về Trung tâm chăm sóc người tàn tật. 6 năm sống tại đây, chị Tím không lúc nào nguôi nỗi nhớ quê nhà. Chị nhiều lần viết đơn, thư kể lại câu chuyện của mình và đưa cho người quản lý mong họ giúp đỡ để người nhà biết được thông tin của mình.

May mắn đến khi một lần công an ở đây dẫn theo một người Việt đến phiên dịch, nói chuyện với chị. Sau khi chia sẻ câu chuyện, chị Tím được cơ quan chức năng đưa về địa phương đoàn tụ gia đình.

Nay trở về quê hương, chị Tím cho biết sẽ không bao giờ rời đi đâu. Ngoài công việc làm sản phẩm để bán, chị Tím còn truyền nghề thêu đồ thổ cẩm cho con em trong bản, tích cực trong công tác bảo tồn nghề truyền thống. Hiện không chỉ làm công việc thêu thổ cẩm mà chị Tím yêu thích, chị còn là thành viên tích cực của Hội Phụ nữ huyện trong CLB phòng chống buôn người. Những câu chuyện của chị Lữ Thị Tím góp phần nâng cao nhận thức của chị em phụ nữ vùng cao để giảm vấn nạn buôn bán người trên địa bàn”.

PHẠM NGÂN

 

Print
Tags:

Video

© BÁO ĐIỆN TỬ VĂN HÓA
Cơ quan chủ quản: Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch Giấy phép
Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19-08-2016
2018 Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Ghi rõ nguồn "Báo Văn Hóa" khi phát hành lại thông tin
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng biên tập: CHU THỊ THU HẰNG
Phó tổng biên tập: LƯƠNG TRUNG HIẾU
Phó tổng biên tập: PHAN THANH NAM
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top