Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bài toán cho ngành xuất bản "hậu covid-19”: Ẩn số chưa có lời giải

Thứ Hai 01/06/2020 | 12:08 GMT+7

VHO- Đại dịch Covid-19 đã và đang hoành hành khắp thế giới, tấn công và để lại hệ lụy nặng nề cho mọi tầng lớp, mọi ngành nghề, mọi nền kinh tế. Lĩnh vực xuất bản, phát hành sách cũng không nằm ngoài luồng ảnh hưởng đó.

 Thị trường xuất bản sách cần nỗ lực trong việc tiếp cận bạn đọc

Một bài toán được đặt ra cho ngành xuất bản Việt Nam, khi đây vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức, cải cách chuyển đổi bằng cách nào để phù hợp với xu thế thời đại mới, lại vừa có thể thích ứng với tình hình hiện nay?

Biến khó khăn thành cơ hội

Từ ngày 24.3, Đường Sách TP.HCM phải đóng cửa, tạm dừng mọi hoạt động, đồng nghĩa với doanh thu bán sách sụt giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, trong cái rủi lại có cái may, khi các kênh phát hành truyền thống “đóng băng” thì việc kinh doanh sách trên các kênh thương mại điện tử lại bất ngờ tăng trưởng mạnh. Bắt kịp xu hướng mới, nhiều đơn vị đã lập tức chuyển hướng, thay vì tham gia hội sách như trước, thì nay tự mở “hội sách online” cho riêng mình với nhiều khuyến mãi hấp dẫn, qua đó thu hút đông đảo độc giả quan tâm. Livestream để giới thiệu sách mới cũng là một hình thức được nhiều đơn vị lựa chọn. Vượt qua những khó khăn bởi dịch bệnh, họ đã biến thách thức thành thời cơ. Minh chứng cho cú lội ngược dòng này chính là mức tăng trưởng doanh thu qua từng tháng so với năm trước của các đơn vị phát hành. Cụ thể, nhà sách FAHASA, Phương Nam, NXB Trẻ… con số thu về từ việc bán sách online tăng lên từ 50% đến 70%.

Có thể thấy, phát hành sách online là một biện pháp khả thi nhất trong giai đoạn khó khăn này. Về lâu dài, các công ty phát hành và các nhà xuất bản cần phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa để đẩy mạnh thương mại điện tử. Phải biến đột phá thành đà phát triển cho ngành xuất bản trong tương lai.

Covid-19 còn là một cú hích cho xuất bản số, là cơ hội để sách điện tử, sách nói… phát triển. Dù đang ở tâm dịch, chỉ cần một chiếc smart phone, laptop có kết nối internet, cùng với ứng dụng sách điện tử là độc giả đã có thể tiếp cận được với nhiều đầu sách, thậm chí là giao lưu trực tuyến cùng các tác giả và bạn đọc trên cả nước.

Bài toán dễ hay khó?

Nhìn ở khía cạnh khác, mặc dù nhiều đơn vị đã đổi hướng để phù hợp với tình hình, nhưng thực tế doanh thu bán online của các nhà xuất chỉ tăng vào những tháng đầu khi dịch bùng phát. Đến đầu tháng 4, các đơn hàng bắt đầu “tụt dốc”. Bởi trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu này, phần lớn người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu cho các nhu cầu giải trí.

Đầu sách không đa dạng, không đáp ứng đủ nhu cầu của độc giả hay nạn in sách lậu cũng là một trong những vấn đề nan giải của ngành xuất bản. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ số 4.0 cũng tạo ra thách thức không nhỏ khi bạn đọc có thể chủ động chọn phương thức tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn. Điều này buộc các nhà xuất bản và tác giả phải thay đổi phương cách phục vụ, lấy việc đáp ứng nhu cầu của độc giả làm mục tiêu cho sự tồn tại, phát triển của mình. Cùng với đó, việc tác giả có thể tự đăng tải tác phẩm của mình trên mạng internet, cũng như độc giả hoàn toàn có thể tự tìm đến các tác giả, tác phẩm, tất cả đã tác động trực tiếp đến vai trò, vị trí của các nhà xuất bản. Khi mà mối quan hệ giữa tác giả - nhà xuất bản - độc giả bị cắt ngắn, nay chỉ còn lại tác giả - độc giả.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngành xuất bản Việt Nam ít bị tác động bởi dịch bệnh hơn so với quốc tế. Ngoài ra, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và phát hành ở Việt Nam phần lớn có quy mô nhỏ, nên họ có đủ sự linh hoạt để đối phó với những ảnh hưởng trong thời gian ngắn. Việc đẩy mạnh thương mại điện tử trong ngành xuất bản là điều cần thiết và phù hợp với nhu cầu hiện nay. Song song với đó là tiếp tục duy trì phương thức bán hàng truyền thống, vì đây được xem như một nét đẹp trong văn hoá đọc của người Việt.

Khókhăn trong việc phát hành sách điện tửvẫn còn rất nhiều. Muốn làm sách điện tửthì phải đầu tư trang thiết bịhiện đại rất tốn kém, trong khi hầu hết điều kiện về nhân lực, vật lực của các nhà xuất bản đều chưa đủ để đáp ứng và phát triển lâu dài. Dịch Covid-19 đã tạo ra những tiền đề mới cho ngành xuất bản, nhưng có nắm bắt được thời cơ để tạo đà phát triển hay không thì vẫn còn là một “ẩn số” chưa có lời giải cho ngành xuất bản “hậu Covid-19”. 

 HỒNG HẠNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top