Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phản hồi bài "Sơn xanh sơn đỏ cụm tượng tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội): Quả thật rất đáng sợ!”: Đừng để phá vỡ không gian cảnh quan đô thị

Thứ Hai 01/06/2020 | 11:58 GMT+7

VHO- Sau những phản ứng gay gắt từ giới nghề mỹ thuật và dư luận báo chí, Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất vừa khẩn trương sửa sai bằng cách “trả lại” cho cụm tác phẩm tượng, phù điêu có tuổi đời gần 6 thập kỷ màu sơn trắng.

 Nhóm tượng đã được sơn trắng trở lại

Cho dù đơn vị quản lý Công viên đã thể hiện động thái tích cực nhưng vụ việc lần này vẫn cho thấy sự cần thiết phải có những định hướng từ các cơ quan quản lý cũng như giới chuyên môn về thẩm mỹ cho các không gian công cộng. Trước đó, Văn Hóa (số 3415, ra ngày 27.5.2020) có bài “Sơn xanh sơn đỏ cụm tượng tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội): Quả thật rất đáng sợ!”.

Đã “trả lại tên cho em”

Chỉ ít ngày sau khi các cơ quan báo chí lên tiếng về việc những bức tượng trong Công viên Thống Nhất bị sơn xanh đỏ lòe loẹt, Ban lãnh đạo đơn vị này đã dùng sơn trắng phủ lên toàn bộ các bức tượng. Trước đó, trao đổi với Văn Hóa, ông Cao Xuân Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất cho hay, nếu dư luận phản ứng dữ dội quá thì Công viên Thống Nhất sẵn sàng sơn lại. Có điều, trước đây trong các kỳ duy tu, bảo dưỡng hằng năm, khi nhóm tượng được sơn trắng, nhiều người cho rằng trông sợ… như ma. Đến khi sơn ghi thì lại bị phê là xám xịt, tối xì. Lãnh đạo Công viên cũng thừa nhận không có chuyên môn về kỹ, mỹ thuật, chỉ là đơn vị tự mua sơn về sơn cho mới, theo định mức kinh phí hằng năm.

Quan sát cho thấy, có vẻ việc “sửa sai” vẫn không được thành công cho lắm vì bức thì trắng quá, bức thì nham nhở... Nhưng chí ít, sau khi sơn lại thì các bức tượng này đã không còn phải khoác trên mình những nhóm màu tương phản, nhức nhối, cộng hưởng với cách sơn lem nhem dẫn đến phản ứng bức xúc “không chịu nổi” của dư luận. Đến nay, 16 bức tượng và 1 phù điêu đã hoàn tất việc “đổi màu”.

Theo lãnh đạo Công viên Thống Nhất, đơn vị đã tham khảo ý kiến của giới họa sĩ và thấy rằng, màu trắng vẫn là hợp lý hơn cả, phù hợp với không gian xanh mát, yên bình của công viên. Việc sửa sai nhanh chóng của Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất cũng cho thấy đơn vị này rất quan quan tâm và mong mỏi mang đến sự tươi mới cho những khoảng không trong công viên, nơi thu hút đông đảo du khách cũng như phục vụ nhu cầu sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày của hàng ngàn người dân Hà Nội. Nhóm tượng tại đây dẫu không quá xuất sắc về tạo hình, đường nét nhưng chí ít, đó cũng là những nhân chứng đã chứng kiến biết bao thay đổi, thăng trầm của các thế hệ người Hà Nội, từ một góc nhỏ trong Công viên Thống Nhất.

Làm sao để khắc phục được việc làm tùy tiện?

Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Trang Thanh Hiền, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho rằng, nhóm tượng này vốn dĩ có màu xi măng, không phải do người làm ra chúng không biết dùng màu để tạo sự ấn tượng mà vốn dĩ chủ đích là nhằm tạo vẻ đẹp về hình thể, dáng điệu. Thứ nữa, với tượng ngoài trời, màu dịu mắt sẽ khiến người ta có cảm giác thanh bình, yên ổn chứ không phải thứ “lóe chóe”, không hợp cảnh vật. Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế cũng chung quan điểm này: “Trong điêu khắc, bê tông là chất liệu nghệ thuật. Tác giả để bê tông không màu là thể hiện chất thô mộc của hình khối. Vì thế, vẻ đẹp khỏe khoắn sẽ mất đi theo cách sơn màu lòe loẹt. Đó là sự tinh tế chứ không phải do ngày trước nghèo mà không có tiền mua sơn…”.

Qua sự việc hy hữu ở Công viên Thống Nhất, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam tiếp tục cảnh báo về những lỗ hổng định hướng dẫn đến hệ quả là cách làm tùy tiện, phá vỡ những không gian cảnh quan đô thị. Họa sĩ cho rằng, vấn đề thẩm mỹ đô thị ở Việt Nam hiện nay rất cần sự tham gia của các chuyên gia được đào tạo bài bản. Công chúng đã nhiều lần có ý kiến về cách tạo hình các nhóm cây hình con giống, tạo khối trang trí nơi công cộng, tạo hình và màu cho các chùm đèn trang trí… Sự tiết chế màu sắc cần thiết có định hướng chuẩn mực trong bối cảnh đường phố của Hà Nội hay các đô thị đã rất nhiều chi tiết và màu sắc rực rỡ. “Thực trạng hiện nay cho thấy, chúng ta rất cần có những định hướng về tư duy và cách ứng xử đúng mực đối với những không gian công cộng. Cứ để sai rồi thì sửa sai sẽ rất khó khăn”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn chia sẻ.

Được biết, nhóm tượng và phù điêu trong Công viên Thống Nhất đã một vài lần được tính toán đưa về Sở VHTT Hà Nội quản lý nhưng không rõ vì lý do gì, việc này đến nay vẫn chưa được thực hiện. 

HOÀNG VY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top