Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, các hãng phim tư nhân sẽ bị phá sản

Thứ Sáu 17/04/2020 | 11:49 GMT+7

VHO- “Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, các rạp chiếu phim của Việt Nam và các hãng phim tư nhân sẽ bị phá sản và đóng cửa hàng loạt, dẫn đến vấn đề nghiêm trọng sau dịch là thị trường chiếu phim, phát hành phim sẽ chỉ có doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng đến ổn định văn hóa xã hội và chiến lược của đất nước về bảo vệ văn hóa dân tộc”.

 Trung tâm Chiếu phim quốc gia đã phải “đóng cửa” trong suốt thời gian qua. Ảnh: P.V

Đó là một trong những vấn đề được Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (Hiệp hội) nêu lên trong văn bản vừa gửi đến Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, phát hành và chiếu phim chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Hiệp hội cho biết, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, ngành Điện ảnh (rạp chiếu và các hãng phim) là một trong những ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, bởi Điện ảnh được xếp vào khu vực không thuộc nhu cầu thiết yếu, quan trọng hơn lại là loại hình kinh doanh tập trung đông người trong phòng kín. Hoạt động chiếu phim thực sự đã rơi vào khủng hoảng và phải đóng cửa sớm hơn các loại hình kinh doanh dịch vụ khác. Việc đóng cửa các rạp chiếu không chỉ khiến cho doanh nghiệp không có bất kỳ nguồn doanh thu nào, trong khi vẫn phải thanh toán các chi phí cố định nặng nề hằng tháng, mà còn dẫn đến việc hoãn phát hành rất nhiều dự án phim đã được đầu tư nhiều tiền và có kế hoạch ra rạp để thu hồi vốn.

Hiệp hội nêu rõ, việc đọng vốn do không thể phát hành phim khiến các hãng phim không có doanh thu trong suốt mấy tháng trời. Hơn nữa, doanh thu của rạp chiếu, nhà sản xuất cũng như phát hành phim đã bị suy giảm trầm trọng ngay trong những tháng trước khi rạp phải đóng cửa và chắc chắn là cả sau khi hết dịch. Bởi, với trách nhiệm xã hội và đặc thù lĩnh vực hoạt động, các rạp sẽ không thể mở cửa đề phòng tình hình dịch bệnh có thể diễn biến khó lường cũng như tâm lý e ngại của khán giả, nên rạp chắc chắn sẽ rất vắng khách. Các doanh nghiệp kinh doanh rạp chiếu phim Việt Nam hiện chỉ chiếm gần 30% thị phần chiếu phim và hầu hết là công ty của những người làm nghề Điện ảnh nên không có tiềm lực tài chính đủ mạnh để có thể đương đầu lâu dài với những “cơn bão” khủng hoảng dữ dội như dịch Covid-19. Trong khi đó, 70% còn lại là công ty con của các tập đoàn lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, có hỗ trợ lớn…

Bên cạnh đó, việc sản xuất các phim khác cũng bị lùi hoặc hoãn vô thời hạn vì mỗi đoạn phim có biên chế từ 100 cho đến vài trăm người, di chuyển quay phim ở nhiều bối cảnh nên không thể thực hiện trong thời gian dịch bệnh. Điện ảnh là ngành không thể làm việc online (trực tuyến) mà phải ra hiện trường để thực hiện việc quay phim. Nếu trong chiến tranh, khán giả vẫn có thể ra rạp xem phim và nhà làm phim vẫn dũng cảm quay trong lửa đạn, thì với đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp bắt buộc phải ngồi yên, nhưng vẫn phải trả những chi phí cố định.

Vì thế, Hiệp hội nhấn mạnh, nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, các rạp chiếu phim của Việt Nam và các hãng phim tư nhân sẽ bị phá sản và đóng cửa hàng loạt, dẫn đến vấn đề nghiêm trọng sau dịch là thị trường chiếu phim, phát hành phim sẽ chỉ có doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng đến ổn định văn hóa xã hội và chiến lược của đất nước về bảo vệ văn hóa dân tộc. Hiệp hội cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình…, trong đó có doanh nghiệp Điện ảnh. Tuy nhiên, trên thực tế, các rạp chiếu phim đã đóng cửa từ tháng 3 và thời gian tới, nếu mở cửa rạp thì cũng rất vắng khách và doanh thu cũng rất thấp do đặc thù hoạt động của lĩnh vực này. Bởi vậy, việc hỗ trợ giãn thuế VAT các tháng 3-4-5-6 năm 2020, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019… cũng không hỗ trợ được nhiều.

Trước tình hình thực tế trên, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng xem xét có thêm các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh rạp chiếu, sản xuất và phát hành phim: Miễn thuế VAT năm 2020 đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, phát hành và chiếu phim để có thêm nguồn thu bù lại những tổn thất và các chi phí cố định vẫn phải gánh mà không có doanh thu trong thời kỳ dịch bệnh; Hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2020 đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, phát hành và chiếu phim để có thêm nguồn chi trả các chi phí cố định trong thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh do dịch bệnh; hoãn nộp BHXH cho cán bộ công nhân viên trong thời gian dịch bệnh như một số doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng do dịch bệnh đã được áp dụng.

Đồng thời Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ giảm lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp sản xuất, phát hành và chiếu phim hoặc có những chính sách cụ thể, phù hợp tình hình hiện nay, nhằm thúc đẩy và khuyến khích hoạt động điện ảnh. 

Điện ảnh là ngành không thể làm việc online (trực tuyến) mà phải ra hiện trường để thực hiện việc quay phim. Nếu trong chiến tranh, khán giả vẫn có thể ra rạp xem phim và nhà làm phim vẫn dũng cảm quay trong lửa đạn, thì với đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp bắt buộc phải ngồi yên, nhưng vẫn phải trả những chi phí cố định.

 Đ.HUYỀN - L.SƠN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top