Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Lễ hội, quảng cáo… thêm nhiều quy định xử phạt

Thứ Tư 05/04/2017 | 14:21 GMT+7

VH- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo đó, bổ sung thêm nhiều quy định xử phạt hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh tại khu vực lễ hội, di tích; vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo… với mức phạt lên đến 30 triệu đồng.

Ném, thả tiền xuống giếng bị phạt
Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó, khoản 19, 20 sửa đổi một số quy định tại Nghị định 158 về xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh tại khu vực lễ hội, di tích; vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
Tại Nghị định 158 quy định xử phạt vi phạm quy định về nếp sống văn hóa, khoản 1 nêu: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”. Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi thành: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích”.
Như vậy, những hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, lễ hội, di tích… trước đây khó dứt điểm bởi thiếu chế tài xử phạt thì nay đã được đưa vào khuôn khổ pháp lý. Những hành vi tùy tiện, gây phản cảm như thả, ném tiền xuống giếng, ao hồ hay xả rác bừa bãi, nói tục… ở khu vực lễ hội, di tích sẽ được điều chỉnh với những quy định mới được bổ sung tại Nghị định.
Điều 16 được sửa đổi bổ sung thêm quy định xử phạt với mức phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không thành lập BTC lễ hội theo quy định; Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích.
Liên quan đến bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại các di tích, khoản 22 Nghị định mới đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 23 của Nghị định 158, theo đó: Phạt tiền từ 3- 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể hoặc tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Liên quan đến chiến dịch đưa “hiện vật lạ” ra khỏi các di tích được Bộ VHTTDL triển khai quyết liệt vào khoảng 2 năm trước, quy định này sẽ giúp các cơ quan quản lý có hành lang pháp lý cần thiết để xử lý các sai phạm mà trước đây chưa có chế tài xử lý.
Quy định cũng xử phạt 3-5 triệu đồng đối với hành vi “Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh; Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi”.


 Sẽ xử phạt nặng với những hành vi thả tiền xuống giếng, đốt vàng mã không đúng quy định. Ảnh: Đức Duy


Vi phạm trong quảng cáo bị xử phạt đến 30 triệu đồng
Điểm mới tại Nghị định 28 là bổ sung thêm nhiều quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo. Điển hình như tại Điều 51 của Nghị định 158 quy định phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng thì Nghị định 28 bổ sung thêm: Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo.
Về xử phạt vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử bổ sung thêm: Phạt tiền từ 2- 5 triệu đồng đối với hành vi Quảng cáo trực tiếp trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới mà không thông qua tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Nhiều hành vi vi phạm bị quy định mức xử phạt lên đến 30 triệu đồng. Khoản 4 Điều 59 Nghị định 28 được bổ sung: Phạt tiền từ 15- 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo trên các sản phẩm in là bản đồ hành chính, giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước. Nghị định đặc biệt nhấn mạnh nội dung xử phạt các vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200- 500 ngàn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội. Phạt tiền từ 2- 5 triệu đồng đối với các hành vi: Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định. Những vi phạm này được quy định buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo. Cũng tại điều này, quy định phạt tiền từ 5- 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
Liên quan đến điều chỉnh những nội dung quảng cáo thiếu chuẩn xác, sai sự thật, khoản 1 điều 67 tại Nghị định 158 đến Nghị định 28 được sửa đổi thành “Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định”.
Bà Ninh Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL khẳng định, Nghị định 28/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung thêm nhiều quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực, trong đó có hoạt động quảng cáo. Đây là mảng nội dung hàm chứa nhiều yếu tố phức tạp, thường xuyên có những diễn biến phát sinh, thay đổi. Nghị định đã bổ sung thêm những chế tài xử lý nhiều hành vi vi phạm mà trước đây chưa có cơ sở pháp lý làm căn cứ xử phạt. Đây là điều kiện rất thuận lợi nhằm siết chặt và tiếp tục đưa hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 5.5.2017. Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định.


Ngân Anh

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top