Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường: Các địa phương đề nghị phải giữ giấy phép hoạt động

Thứ Hai 10/12/2018 | 10:12 GMT+7

VHO- Lưu ý tính chất nhạy cảm, dễ xảy ra biến tướng của các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ vừa yêu cầu Ban soạn thảo dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tiếp tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ theo nguyên tắc chặt chẽ, khoa học.

 Dự thảo Nghị định quy định chỉ được sử dụng các bài hát trong danh mục được phép phổ biến lưu hành

 Khắc phục biến tướng

Quản lý dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường thời gian qua dù đã có nhiều nỗ lực song vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Một số quy định về hoạt động karaoke, vũ trường tại Nghị định số 103/2009/ NĐ-CP đã không còn phù hợp. Trong đó, Nghị định 103 chưa có khái niệm về dịch vụ karaoke, vũ trường, tạo nên hiện tượng biến tướng lách luật; trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường đã có cải cách nhưng còn thiếu quy định về việc cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép. Đáng chú ý, khi phát hiện sai phạm, chưa có quy định về tạm dừng kinh doanh để khắc phục vi phạm và thu hồi giấy phép...

Theo Ban soạn thảo, dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường là các ngành nghề kinh doanh phức tạp, ảnh hưởng nhiều mặt đến xã hội, rất dễ bị lợi dụng, biến tướng. Do vậy, việc ban hành Nghị định riêng để quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường là cần thiết trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng Nghị định, bao gồm: Đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Đơn giản, minh bạch thủ tục hành chính; tạo hành lang pháp lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, giúp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được thuận lợi, hiệu quả..., nhưng phải khắc phục bằng được tình trạng biến tướng.

Chỉ hát trong danh mục được phổ biến

Về nguyên tắc kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, theo dự thảo Nghị định: Chỉ tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan; đảm bảo trật tự xã hội, an toàn tính mạng và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; không lợi dụng hoạt động kinh doanh làm phát sinh tệ nạn xã hội, tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác.

Về điều kiện, yêu cầu và trách nhiệm đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh, Dự thảo Nghị định đã đơn giản hóa điều kiện dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Cụ thể: Đối với dịch vụ karaoke có 4 điều kiện: doanh nghiệp, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh trật tự; phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ. Cửa phòng hát phải đảm bảo bên ngoài nhìn thấy hoạt động bên trong; không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Dịch vụ vũ trường có 4 điều kiện: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh trật tự; phòng khiêu vũ phải có diện tích sử dụng từ 80m2 trở lên, không kể công trình phụ; địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, trụ sở cơ quan nhà nước các cấp từ 200m trở lên.

Dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể yêu cầu đối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường phải có Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo quy định; trường hợp thay đổi về địa điểm kinh doanh, số lượng phòng, chủ sở hữu hoặc các nội dung khác so với Giấy phép được cấp phải xin Giấy phép sửa đổi, bổ sung.

Bà Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh, nội dung giữ hay bỏ giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã được Ban soạn thảo cân nhắc khá kỹ lưỡng. Các ý kiến của hầu hết các địa phương cũng đã đề nghị giữ giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý nhà nước. Đồng tình quan điểm này, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ khẳng định, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh là cần thiết, nhằm đảm bảo tính chặt chẽ trong công tác quản lý đối với các lĩnh vực vốn nhạy cảm này.

Dự thảo Nghị định cũng quy định trách nhiệm chung của doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường như: chỉ sử dụng các bài hát trong danh mục được phép phổ biến, lưu hành; ký hợp đồng với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động; đảm bảo âm thanh, ánh sáng theo quy chuẩn; tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh rượu...

“Dự thảo cũng quy định một số nội dung đối với từng dịch vụ. Chẳng hạn, dịch vụ karaoke phải đảm bảo hình ảnh phát kèm lời bài hát thể hiện trên màn hình phùhợp với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Không được hoạt động từ 0h đến 8h sáng. Dịch vụ vũ trường không được hoạt động từ 2h đến 8h sáng; không cung cấp dịch vụ cho người chưa đủ 18 tuổi; trường hợp có chương trình nghệ thuật phải được cấp phép theo quy định của pháp luật; trước ngày 25 hằng tháng phải gửi Kế hoạch biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở trong tháng kế tiếp cho cơ quan có thẩm quyền...”, Ban soạn thảo cho biết. 

TÂM ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top