Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Tái phát “bệnh” thành tích trong giáo dục - (Bài1):  Phong trào “Hai không” đang dần bị lãng quên

Thứ Hai 10/12/2018 | 09:48 GMT+7

VHO-  Hàng loạt vụ vi phạm đạo đức nhà giáo thời gian qua, cùng với những vi phạm nghiêm trọng trong kì thi THPT quốc gia 2018 khiến hàng loạt cán bộ quản lý giáo dục vướng vòng lao lý đã gióng lên hồi chuông báo động. Một trong những nguyên nhân hàng đầu được chỉ ra chính là bệnh thành tích trong giáo dục lại tái phát theo hướng trầm trọng và gây ra những hệ lụy khó lường.

 Hình ảnh kì thi cao đẳng tháng 7.2006

 Năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào “Hai không”: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Mấy năm đầu triển khai, chất lượng dạy và học có chuyển biến tích cực. Kỳ thi năm 2007, cả nước có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT thấp nhất, thậm chí có trường không thí sinh nào đỗ. Số lượng, tỉ lệ học sinh tiên tiến, học sinh giỏi… cũng giảm đáng kể, đúng với thực tế dạy và học. Phong trào được đánh giá là tâm huyết của vị tân Bộ trưởng và ông kỳ vọng sẽ hoàn thành về cơ bản trong khoảng 4-5 năm.

Cho đến nay, phong trào “Hai không” đã phát động được hơn 12 năm nhưng chưa bao giờ giảm đi tính thời sự của nó và nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Thế nhưng thật đáng tiếc, phong trào “dạy thật, học thật, thi thật” này chẳng duy trì được bao lâu. Sau vài năm phát động, mọi thứ gần như đâu vào đó? Nhiều năm gần đây, mặc dù các phương án thi cử được cải tiến, đổi mới liên tục nhưng hiệu quả rất khó đánh giá. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp luôn luôn đạt gần con số tuyệt đối. Nhiều người đã từng đặt câu hỏi, nếu tổ chức một kì thi tốn kém như vậy, áp lực như vậy chỉ để loại vài phần trăm học sinh thì tổ chức làm gì? Mùa thi 2018, hàng loạt vụ bê bối liên quan tới điểm thi đã khiến hàng loạt thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục vướng vòng lao lí làm dư luận dậy sóng... Rồi tình trạng “lạm phát, tháo khoán” về điểm số, HS tiên tiến, HS giỏi… ở mọi bậc học phổ thông đã đến mức báo động. Thầy cô tìm mọi cách để hoàn thành các chỉ tiêu thi đua, thậm chí nhiều người còn vi phạm đạo đức nhà giáo...

Một năm sau khi cuộc vận động “Hai không” được phát động, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, trước khi có cuộc vận động, tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn tồn tại, nhưng không ai dám thừa nhận nó. Còn bây giờ đã dám nói ra và để mọi người cùng nhìn thấy thực trạng, nghĩa là không khí nhìn thẳng vào sự thật đã được khôi phục. Đó là một thái độ tích cực. Thế nhưng chỉ vài năm sau cuộc phát động, thái độ của những người có trách nhiệm của ngành giáo dục đối với phong trào đã không còn như trước. Có cán bộ quản lý giáo dục lâu năm nhận xét rằng, người ta chống tiêu cực trong thi cử bằng cách khoác cho nó “bộ cánh” màu hồng là tỷ lệ đỗ gần 100%, rồi người ta ngụy trang bệnh thành tích bằng những chỉ tiêu phải hoàn thành trong các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn...

Hơn 10 năm sau cuộc phát động phong trào “Hai không”, căn bệnh thành tích đã trở lại trong môi trường giáo dục. Lần trở lại này, theo nhiều chuyên gia là nó âm thầm, “sâu lắng” hơn nhưng chứa đựng nhiều vấn đề gây quan ngại hơn trước. Các đơn vị quản lý giáo dục, các trường đều có những chỉ tiêu mà không ít đơn vị, trường tìm cách hoàn thành bằng mọi giá, hậu quả là cán bộ, giáo viên, học sinh trở thành những “cỗ máy” hoàn thành kế hoạch.

Liên tiếp những vụ học sinh các cấp học bị bạo hành xảy ra trong thời gian gần đây có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là giáo viên phạt nặng học sinh vi phạm chỉ vì lo ảnh hưởng tới thành tích của lớp, của trường... Lãnh đạo trường xử nhẹ, thậm chí có trường hợp bao che cho cán bộ cấp dưới chỉ vì sợ trường mất điểm thi đua, mất danh hiệu trường chuẩn... Điển hình là vừa qua, tại Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, do áp lực “đội sổ” toàn trường về điểm thi đua nên một giáo viên đã đặt ra quy định “phạt tát” 10 tát nếu nói tục. Và trong buổi học vào trung tuần tháng 11.2018, một học sinh chửi bậy đã bị cô giáo yêu cầu 23 học sinh phạt bằng cách tát vào má, mỗi người tát 10 cái, đồng thời cô giáo cũng tát một cái.

Vụ việc đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và đã bị các cơ quan chức năng khởi tố vụ án.

 Có cán bộ quản lý giáo dục lâu năm nhận xét rằng, người ta chống tiêu cực trong thi cử bằng cách khoác cho nó “bộ cánh” màu hồng là tỷ lệ đỗ gần 100%, rồi người ta ngụy trang bệnh thành tích bằng những chỉ tiêu phải hoàn thành trong các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn...

QUỐC HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top