Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Sai lầm cần tránh khi ăn thịt gà

Thứ Sáu 30/11/2018 | 20:49 GMT+7

VHO- Nhiều bộ phận của gà và cách ăn thịt gà kèm với các món khác tạo cảm giác ngon miệng nhưng lại không nên ăn vì có thể gây hại cho sức khỏe.

Nội tạng gà. Nội tạng gà, nhất là mề gà, tuy ngon, được nhiều người ưa thích, nhưng là nơi chứa nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc, cho nên tốt nhất chúng ta cũng không nên ăn, hoặc có ăn cũng nên hạn chế.

Da gà và cổ gà. Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Nhất là da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

Phao câu gà. Đây là phần ở vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư, nhưng lại không thể phân giải chúng. Do vậy các chất độc đều đọng lại ở phần phao câu, lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh.

Không nên ăn thịt gà với cơm nếp nhiều. Cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.

Không ăn thịt gà cùng tôm, cá chép. Thịt gà tính ôn, cá chép tính hàn, ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Tôm và gà đều tính ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sẽ dễ bị mẩn ngứa trên da.

Không ăn cùng muối vừng và kinh giới. Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.

Theo VOV

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top